Tiêu chuẩn chống sét mới nhất

Theo thống kê của các nhà khoa học, cứ mỗi giây sẽ có trung bình 40 đến 50 tia sét đánh xuống mặt đất.

Bản thân sét là một nguồn điện từ rất mạnh, vì thế hiện tượng tự nhiên này có thể gây thương vong cho con người, động vật hay phá hủy các công trình xây dựng, các thiết bị điện – điện tử,.. và làm gián đoạn nhiều hoạt động sống bình thường khác.

Vì vậy, chống sét là một hạng mục quan trọng và cần thiết trong các công trình xây dựng để ngăn ngừa những tổn thất, thiệt hại đáng tiếc về con người và tài sản do bị sét đánh có thể xảy ra.

Hệ thống dây điện đi ngoài trời một thời gian sẽ bị các yếu tố từ môi trường tác động, bào mòn gây giảm tuổi thọ của dây dẫn vì vậy người dùng cần trong bị các dòng ống điện chuyên dụng để bảo vệ cho hệ thống dây điện này. 

Xem thêm: ống luồn dây điện ngoài trời

Tìm hiểu thêm về ống thép luồn dây điện EMT chuyên dụng cho các công trình cao cấp hiện đại

1. Sét là gì?

sét

Sét là một nguồn điện từ cực mạnh, được hình thành bởi các điện tích khối lớn từ các đám mưa giông mang điện tích dương ở phần trên của đám mây và điện tích âm ở phần dưới của đám mây tạo ra một điện trường có cường độ lớn xung quanh đám mây đó.

Quá trình tích tụ các điện tích trái dấu đã hình thành một dòng điện trường có cường độ gia tăng liên tục.

Khi điện thế tại một nơi nào đó trong đám mây vượt quá ngưỡng cách điện của không khí thì sẽ xảy ra hiện tượng sét đánh xuyên.

Sét có thể đánh trực tiếp vào công trình hoặc truyền qua các đường cáp cung cấp nguồn điện hoặc qua các đường cáp tín hiệu giữa các thiết bị điện từ đó gây thiệt hại cho con người và tài sản.

Hiện nay, nguồn điện dùng trong sinh hoạt tại nước ta chủ yếu là hệ thống điện 3 pha. Vậy, Điện 3 pha là gì? tham khảo thêm tại

>>>  https://thinhphatict.com/dien-3-pha-la-gi

2. Hệ thống chống sét

hệ thống chống sét

Hệ thống chống sét (Lightning protection system) là toàn bộ hệ thống dây dẫn được sử dụng để bảo vệ một công trình khỏi tác động của sét đánh.

Hệ thống chống sét có chức năng thu hút sét đánh vào nó để chuyển dòng điện do sét tạo ra xuống đất một cách an toàn để bảo vệ công trình và con người.

Phạm vi thu sét của một hệ thống chống sét thường không cố định nhưng có thể coi là một hàm của mức độ tiêu tán dòng điện sét.

Có hai phương pháp chống sét cơ bản là chống sét trực tiếp và chống sét lan truyền.

3. Tiêu chuẩn chống sét

Để đảm bảo công tác chống sét cho các công trình được thực hiện một cách nghiêm túc và đúng kỹ thuật, Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng – Bộ Xây dựng đã biên soạn tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385:2012, tiêu chuẩn này sau đó được thẩm định, đánh giá và được công bố trở thành tiêu chuẩn chống sét quốc gia.

Theo đó, Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9385-2012 là tiêu chuẩn về chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống.

Tiền thân của tiêu chuẩn này là tiêu chuẩn TCXDVN 46 : 2007.

Tiêu chuẩn cũ trên được chuyển đổi sang tiêu chuẩn chống sét mới nhất hiện hành theo quy định tại khoản 1, điều 69 của luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và điểm b khoản 2, điều 7 nghị định số 127/2007/NĐ-CP của chính phủ.

Tại một số công trình, người ta sẽ sử dụng ống điện bằng thép để làm nối đất, chống sét cho thiết bị điện. Tham khảo thêm 9 loại ống luồn dây điện quan trọng cho kĩ sư cơ điện tại đây

4. Những nội dung được đề cập trong tiêu chuẩn chống sét mới nhất

chống sét

4.1. Mục đích, phạm vi áp dụng

TCVN 9385-2012 là tiêu chuẩn đưa ra các chỉ dẫn về thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống chống sét cho các công trình xây dựng, các trường hợp đặc biệt như kho chứa chất nổ, các công trình tạm như cần cẩu, khan đài bằng kết cấu khung thép và các chỉ dẫn chống sét cho các hệ thống lưu trữ dữ liệu điện tử.

4.2. Các tiêu chuẩn xung quanh hệ thống chống sét

- Về vật liệu: vật liệu chống sét cần được xem xét về các nguy cơ bị ăn mòn điện hóa, dây dẫn cần có lớp bảo vệ chống lại sự ăn mòn trong môi trường khắc nghiệt.

Ty ren cao cấp là một phụ kiện có khả năng chống chịu với các điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất, kể cả môi trường biển. Tìm hiểu thêm về sản phẩm này tại:

>> https://thinhphatict.com/ty-ren-cao-cap-chiu-moi-truong-bien-la-gi

- Về kích thước: Kích thước của các bộ phận hợp thành hệ thống chống sét cần đảm bảo các yêu cầu được nêu cụ thể trong bảng.

Ví dụ:

+ Kim thu sét, dây dẫn sét, dây xuống và thanh chôn dưới đất nếu được làm từ chất liệu là đồng thì phải tuân thủ các quy định về cấu tạo và tiết diện tối thiểu như sau:

Vật liệu

Cấu tạo

Tiết diện tối thiểua (mm2)

Ghi chú

Đồng

Dây dẹt đặc

50

Chiều dày tối thiểu 2 mm

Dây tròn đặce

50

Đường kính 8 mm

Cáp

50

Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm

Dây tròn đặcf,g

200

Đường kính 16 mm

(Ghi chú: e 50 mm2 (đường kính 8 mm) có thể giảm xuống 28 mm2 (đường kính 6 mm) trong một số trường hợp không yêu cầu sức bền cơ học cao. Trong trường hợp đó cần lưu ý giảm khoảng cách giữa các điểm cố định.

f Chỉ áp dụng cho kim thu sét. Trường hợp ứng suất phát sinh do tải trọng như gió gây ra không lớn thì có thể sử dụng kim thu sét dài tối đa tới 1m đường kính 10 mm.

g Chỉ áp dụng cho thanh cắm xuống đất)

+ Cực nối đất cần tuân thủ các tiêu chuẩn,

ví dụ:

Vật liệu

Cấu tạo

Kích thước tối thiểua

Ghi chú

Cọc nối đất

Dây nối đất

Tấm nối đất

Đồng

Cápb

 

50 mm2

 

Đường kính tối thiểu của mỗi sợi 1,7 mm

Dây tròn đặcb

 

50 mm2

 

Đường kính 8 mm

Dây dẹt đặcb

 

50 mm2

 

Chiều dày tối thiểu 2mm

Dây tròn đặc

Đường kính 15 mm

 

 

 

Ống

Đường kính 20 mm

 

 

Chiều dày thành ống tối thiểu 2 mm

Tấm đặc

 

 

500 mm x 500 mm

Chiều dày tối thiểu 2 mm

Tấm mắt cáo

 

 

600 mm x 600 mm

Tiết diện 25 mm x 2 mm

(Ghi chú: b Có thể phủ bằng thiếc)

4.3. Các thành phần cấu tạo hệ thống chống sét

Các bộ phận cơ bản của hệ thống chống sét, thông thường sẽ bao gồm các bộ phận sau:

- Bộ phận thu sét (Air termination network)

- Bộ phận dây xuống (Down conductor)

- Các loại mối nối

- Điểm kiểm tra đo đạc

- Bộ phận dây dẫn nối đất

- Bộ phận cực nối đất (Earth electrode)

Trong đó:

Bộ phận thu sét

kim thu sét

Bộ phận thu sét: Được cấu tạo bởi các kim thu sét, lưới thu sét hoặc cấu tạo kết hợp cả kim thu và lưới thu sét.

Các dạng cấu tạo của bộ phận thu sét:

+ Kim thu sét:

Kim thu sét là bộ phận được làm bằng kim loại có tính dẫn điện cao (sắt hoặc đồng), luôn được đặt ở vị trí cao nhất trên tòa nhà để thu hút và ngăn chặn dòng sét trước khi nó đánh tới công trình cần được bảo vệ.

Kim thu sét cổ điển – thường được làm bằng đồng, có hình dạng là một thanh kim loại, một đầu kim được cố định vào mái nhà, đầu kim còn lại được vót nhọn và hướng lên trên không.

Kim thu sét phát tia tiên đạo – kiểu kim có khả năng phát xạ tia tiên đạo, những tia này có khả năng hấp thu trực tiếp các luồn sét và hút các tia sét đánh từ khoảng cách xa.

Kim thu sét phân tán điện tích – có khả năng cân bằng điện tích giữa kim và đám mây, làm cho hiện tượng phóng điện không thể xảy ra.

+ Dây thu sét, lưới thu sét cho nhà mái bằng:  Dây dẫn thoát sét thông thường được làm bằng cáp đồng hoặc những vật liệu có khả năng chịu nhiệt tốt.

+ Hệ thống tiếp địa: Có tác dụng giúp phân tán dòng sét xuống đất một cách an toàn nhất.

cọc tiếp địa

Tiêu chuẩn tiếp địa chống sét cần phải lưu ý các mục sau:

Phải có tổng trở bé: Điện trở tác dụng bé, dung kháng cao và cảm kháng thấp.

Phải có khả năng tản năng lượng sét tốt, hướng tiên đạo sét tốt, khả năng chống rỉ cao

Bộ phận dây xuống

Dây xuống là bộ phận có chức năng tạo ra một nhánh có điện trở thấp từ bộ phận thu sét xuống cực nối đất sao cho dòng điện trong sét được dẫn xuống đất một cách an toàn.

Có nhiều kiểu dây xuống như: thép dẹt, thép tròn, cốt thép và trụ kết cấu thép,.. hoặc bất kể bộ phận trong kết cấu công trình có khả năng dẫn điện tốt thì đều có thể tận dụng làm dây xuống và được kết nối theo tiêu chuẩn với bộ phận thu sét và nối đất.

Vị trí và khoảng cách các dây xuống trong công trình nên được bố trí khoảng cách giữa các dây là 20m hoặc nhỏ hơn theo chu vi ở cao độ mái hoặc cao độ nền. Công trình có độ cao trên 20m phải bố trí các dây cách nhau không quá 10m.

Dây xuống phải được thiết kế sao cho đường đi của nó phải đi theo lối thẳng nhất có thể với lưới thu sét và mạng nối đất. Các dây xuống cần được sắp xếp càng đều càng tốt xung quanh tường bao của công trình và được liên kết với các chi tiết thép như trụ, cốt thép,..

Bộ phận mạng nối đất

Mạng nối đất (Earth termination network) nên được sử dụng chung cho hệ thống chống sét và mọi thiết bị khác 

Bộ phận cực nối đất

Cực nối đất (Earth electrode) có nhiều kiểu  như các thanh kim loại tròn, dẹt, các ống hoặc kết hợp các loại trên hoặc là các bộ phận nối đất tự nhiên như cọc hay móng của công trình.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất xoay quanh tiêu chuẩn chống sét TCVN 9385-2012, việc tuân thủ theo các chỉ dẫn về an toàn theo tiêu chuẩn chống sét sẽ đảm bảo và tăng cường tính an toàn cho hạng mục chống sét cho công trình xây dựng.

Đối với các công trình dân dụng hoặc công trình công nghiệp hiện đại, ngoài việc trang bị hệ thống chống sét tiêu chuẩn thì hệ thống điện cũng cần được tăng cường bảo vệ bởi các thiết bị như ống luồn dây điện bằng thép mạ kẽm tiêu chuẩn.

Ống thép luồn dây điện Thịnh Phát là sản phẩm được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn về thiết kế và tính an toàn khi sử dụng cho hệ thống điện của Mỹ và Nhật Bản với giá thành phải chăng nhất thị trường.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá vật tư phụ trợ cơ điện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com