Điện 3 pha là gì?

Điện năng thường được truyền tải bằng hệ thống dây điện, là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng. Chúng ta sử dụng điện gần như trong tất cả các hoạt động của đời sống.

Thế nhưng, ít ai để ý thế nào là dòng điện 3 pha. Hãy cùng tìm hiểu thêm về vấn đề này.

Mời bạn đọc cùng tham quan nhà máy Thịnh Phát sản xuất trực tiếp vật tư phụ trợ cơ điện qua video dưới đây:

Thịnh Phát - Hành trình vươn ra biển lớn

1. Thế nào là dòng điện xoay chiều?

1.1. Định nghĩa

Dòng điện xoay chiều được viết tắt theo tiếng Anh là AC (Alternating Current). Đây là dòng điện có chiều và cường độ biến đổi theo thời gian.

Dòng điện xoay chiều thường được tạo ra từ các máy phát điện xoay chiều hoặc được biến đổi từ nguồn điện một chiều bởi một mạch điện tử thường gọi là bộ nghịch lưu dùng các thyristor.

Tại Việt Nam, khi kéo dây điện từ nhà máy điện đến nhà thường có 2 dây dẫn, ta thường gọi là dây nóng (dây pha) và dây nguội (dây trung tính).

- Dây nóng là dây luôn luôn có điện và chiều dòng điện luôn thay đổi theo thời gian, thường có ký hiệu chuẩn là P hoặc L.

Để bảo vệ hệ thống dây điện trong các công trình lớn, hiện nay khi thi công các kỹ sư cơ điện đã sử dụng các loại ống luồn dây điện có khả năng chống va đập và chống cháy ưu việt. Trong đó phải kể đến dòng ống điện bằng thép. 

>> Xem thêm: Công ty sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện (ME) uy tín nhất tại Hà Nội

Biểu đồ mô tả sự thay đổi của dòng điện theo thời gian của dây nóng:

biểu đồ mô tả sự thay đổi của dòng điện theo thời gian

- Dây nguội là dây không có điện và được nối đất tại nhà máy phát điện.


1.2. Lịch sử ra đời dòng điện xoay chiều


Thomas Edinson là người đầu tiên phát minh ra dòng điện 1 chiều, sau khi phát hiện ra có sự dịch chuyển của các hạt điện tích theo hướng không đổi.

Dòng điện xoay chiều được manh nha xuất hiện từ năm 1882 sau khi nhà khoa học Nicola Tesla khám phá ra từ trường xoay chiều.

Đến năm 1895, nhà khoa học này tiến hành xây dựng nhà máy thủy điện đầu tiên và đặt dấu mốc quyết định việc nghiên cứu thành công cho dòng điện xoay chiều.

Ngày nay, có nhiều cách tạo ra điện xoay chiều bằng phương pháp lợi dụng sức gió, hơi nước nóng, sức mạnh của dòng nước,.. để làm quay tua bin tạo ra biến thiên từ trường.

2. Một số vấn đề quan trọng của dòng điện xoay chiều

2.1. Chu kỳ và tần số dòng điện xoay chiều

Chu kỳ của dòng điện xoay chiều (T) là khoảng thời gian để điện xoay chiều lặp lại vị trí cũ, chu kỳ được tính bằng giây (s)

Tần số điện xoay chiều (Ký hiệu: F, đơn vị Hz): là số lần lặp lại trạng thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây.

2.2. Pha của dòng điện xoay chiều

Hai dòng điện xoay chiều cùng pha là hai dòng điện có các thời điểm điện áp cùng tăng và cùng giảm như nhau.

Hai dòng điện xoay chiều lệch pha là hai dòng điện có các thời điểm điện áp tăng giảm lệch nhau

Hai dòng điện xoay chiều ngược pha là hai dòng điện lệch pha 180 độ, khi dòng điện này tăng thì dòng điện kia giảm và ngược lại.

>> Tham khảo thêm: Nguyên tắc đi dây điện âm tường

2.3. Biên độ và giá trị hiệu dụng của dòng điện xoay chiều

Biên độ của dòng điện xoay chiều là giá trị điện áp đỉnh của dòng điện xoay chiều. Biên độ này thường cao hơn điện áp mà ta đo được từ các đồng hồ.

Giá trị hiệu dụng: Là giá trị điện áp được ghi trên giắc cắm nguồn của các thiết bị điện tử và cũng là giá trị đo được từ các đồng hồ.

2.4. Công suất của dòng điện xoay chiều

Là giá trị phụ thuộc vào cường độ, điện áp và độ lệch pha giữa hai đại lượng trên.

Công suất của dòng điện xoay chiều được tính bằng công thức:

                                                     P=UIcosα

Trong đó: U là điện áp

                 I là dòng điện

                 α là góc lệch pha giữa U và I

3. Thế nào là dòng điện xoay chiều 3 pha?

3.1. Định nghĩa

Dòng điện xoay chiều 3 pha là dòng điện trong mạch điện xoay chiều tương tự như 3 đường điện 1 pha chạy song song, có chung 1 dây trung tính.

Điện 3 pha thường được sử dụng cho việc truyền tải, sản xuất công nghiệp hay sử dụng thiết bị điện có công suất lớn để giải quyết vấn đề hao tốn điện năng.

Điện 3 pha gồm 2 dây nóng, 1 dây lạnh.

Tại Việt Nam, điện áp chuẩn ra là 380V.

3.2. Nguyên lý hoạt động

Để tạo ra nguồn điện 3 pha, người ta dùng máy phát điện đồng bộ ba pha có cấu tạo gồm:

+ Phần tĩnh Stato: Có lõi thép xẻ rãnh, trong các rãnh đặt ba dây quấn AX, BY, CZ có cùng số vòng dây và lệch nhau một góc 1200 trong không gian.

+ Mỗi dây quấn được gọi là một pha: AX – Pha A, BY – pha B, CZ – pha C. Phần quay roto là nam châm điện N-S.

Khi mắc động cơ vào mạng điện 3 pha, từ trường quay do stato gây ra sẽ làm cho roto quay liên tục. Chuyển động quay của roto được trục máy truyền ra ngoài và được dùng để vận hành các máy.

3.3. Cách nối mạch điện 3 pha

Cách nối hình sao (Y)

Để nối hình sao, thực hiện nối 3 điểm cuối của pha với nhau để tạo thành điểm trung tính.

cách nối hình sao

Đối với nguồn, ba điểm cuối X, Y, Z nối với nhau tạo thành điểm trung tính O của nguồn.

Đối với tải,  ba điểm cuối X’, Y’, Z’ nối với nhau tạo thành trung tính của tải O’

Cách nối hình tam giác

Để nối hình tam giác ta lấy đầu pha này nối với cuối pha kia

cách nối hình tam giác

Như vậy, thông qua bài viết này hy vọng sẽ giúp các bạn có những thông tin hữu ích về dòng điện 3 pha.

Đừng quên, để bảo vệ an toàn cho hệ thống điện và đảm bảo dòng điện được hoạt động một cách ổn định thì cần trang bị hệ thống ống đi dây điện tốt nhất.

Thịnh Phát là nhà cung cấp các sản phẩm ống thép luồn dây điện Thịnh Phát, ống ruột gà lõi thép chất lượng cao với giá thành hợp lý nhất thị trường.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá vật tư phụ trợ cơ điện tại Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com