Thang máng cáp và cách sắp xếp dây cáp điện

Việc lắp đặt cáp phải đáp ứng được các yêu cầu của TCVN 10688:2015. Cùng tìm hiểu ngay những cách sắp xếp dây điện vào thang máng cáp để mang lại hiệu quả tối ưu nhất qua bài viết dưới đây của Thịnh Phát.

Trước khi đặt cáp vào thang cáp và máng cáp, cần kiểm tra các đường dẫn cáp để đảm bảo tất cả các khu vực không có mảnh vụn hay dị vật gây cản trở cho việc lắp đặt cáp. Các khu vực bề mặt của các thành phần thang hoặc máng có khả năng tiếp xúc với cáp không được gây hư hỏng cho cáp khi được lắp đặt theo hướng dẫn của đơn vị sản xuất. Không được dùng khay cáp hoặc thang cáp làm lối đi.

Hiện nay, có 13 loại phụ kiện máng cáp được dùng thông dụng nhất. Để tìm hiểu về các loại phụ kiện này, bạn có thể tham khảo video dưới đây:

>> Xem thêm: Sản phẩm máng cáp Thịnh Phát tại Hà Nội

>> Xem thêm: Sản phẩm thang cáp Thịnh Phát tại Hà Nội

Máng cáp sơn tĩnh điện màu ghi tại xưởng Thịnh Phát

1. Dụng cụ kéo cáp

Lắp đặt dây điện vào thang máng cáp

Đối với những nơi có cáp lớn hoặc cáp chạy dài, việc lắp đặt cáp có thể cần phải có các dụng cụ hỗ trợ và cách sắp xếp cáp điện trên thang cáp và máng cáp như sau:

- Trên đường chạy thẳng ngang, cáp thường đi trên các con lăn gắn trong hoặc trên máng cáp. Các con lăn này phải được bố trí đúng cách tùy theo kích thước và trọng lượng của cáp để tránh cho dây xảy ra hiện tượng võng và kéo theo thang cáp hoặc máng cáp trong quá trình kéo.

- Khi uốn ngang và kéo dọc, cáp thường được chạy qua các con lăn hay ròng rọc để duy trì bán kính uốn tối thiểu. Con lăn và ròng rọc phải có đường kính đủ để tránh kẹp cáp giữa các mặt trong của con lăn/ròng rọc. Thông thường, mỗi cáp sẽ có bán kính uốn tối thiểu phải được duy trì để không làm hỏng dây cáp điện. Phải cẩn thận với góc vào và ra của cáp tại dụng cụ kéo bởi góc này có thể vượt quá bán kính uốn.

Vì chiều dài và trọng lượng của một số cáp lớn có thể được tác dụng lên puli uốn ngang và uốn cong. Các ròng rọc này sẽ phải được neo vào kết giá đỡ chứ không phải vào máng điện hoặc thang cáp do lực có khả năng tác dụng trong quá trình kéo.

Các công trình cần quan tâm đến nguyên tắc để lắp đặt máng cáp sơn tĩnh điện sao cho đúng chuẩn. Cùng tìm hiểu về những nguyên tắc này qua link dưới đây:

>> https://thinhphatict.com/nguyen-tac-khi-lap-dat-thang-mang-cap

2. Cách kéo cáp

Dây cáp lắp sát tường

  • Các loại cáp lớn thường phải có mắt kéo được gắn vào đầu cuối của dây dẫn kim loại chứa cáp. Khi các phụ kiện kéo được sử dụng trên dây dẫn, chúng phải được bọc bằng băng bảo vệ hoặc loại tương tự để ngăn chặn sự cố.
  • Dây cáp điện thường có hạn chế về lực kéo, bởi vậy một lực kế nên được lắp ở đầu kéo để đảm bảo rằng lực kéo tối đa của cáp không bị vượt quá. Dây cáp phải được kéo với tốc độ không đổi.
  • Cáp phải được gắn chặt vào thang cáp 200x100 và máng cáp bằn cách sử dụng đai giữ cáp hoặc dây buộc cáp để ngăn chặn cáp bị xô lệch trong điều kiện sử dụng bình thường và trong điều kiện gặp sự cố. Đặc biệt, khoảng cách giữa các đai buộc cáp không được vượt quá kích thước 2m. Các khóa cáp và dây buộc cáp phải có kích thước chính xác và chỉ được thắt chặt đủ để giữ chặt cáp mà không xảy ra tình trạng lõm vỏ cách điện.

>> Xem thêm: Khi nào dùng máng cáp? Khi nào dùng thang cáp?

Máng cáp 200x100 dày 1mm sơn tĩnh điện

  • Khi chạy theo phương thẳng đứng, các dây buộc phải có khả năng chịu được các lực tác động bởi trọng lượng của cáp. Trọng lượng cáp phải được nâng đỡ sao cho tránh làm hỏng thang máng và cáp.
  • Theo đó, cách tốt nhất là bố trí các thanh giằng cáp trên các bậc thay thế của thang cáp để tải trọng trải đều dọc theo chiều dài của cáp.

3. Lưu ý khi sắp xếp cáp điện trên thang máng cáp

Sắp xếp dây cáp trên thang máng cáp

  • Các dây buộc cáp không được quá chặt. Bất kì dây cáp nào trong một bó buộc được phải có thể di chuyển qua dây buộc đó với lực cản nhẹ. Dây buộc không được quá mỏng vì nó có thể cắt vào vỏ của cáp.
  • Bán kính uốn cong tối thiểu không được nhỏ hơn quy định của nhà sản xuất cáp. Các nhà sản xuất thường quy định 6 – 8 lần đương kính cáp là bán kính uốn cong của cáp.
  • Không có quy định chính xác về số lượng dây cáp trong một bó, nhưng thông thường là từ 24 đến 48 cáp. Để tìm hiểu về cách lựa chọn máng cáp theo tải trọng dây điện và dây cáp điện, bạn có thể tham khảo tại đây.
  • Khi cáp nguồn và cáp dữ liệu được lắp đặt trong cùng một hệ thống ngăn chặn hoặc gần nhau, phải được phân tách phù hợp.
  • Cần tính toán đến vấn đề dây cáp có thể giãn nở và co lại để sắp xếp cáp một cách hợp lý.
  • Khi xảy ra sự cố ngắn mạch, dòng điện chạy qua có thể lên tới hàng chục nghìn ampe tùy thuộc vào yêu cầu lắp đặt điện. Dòng ngắn mạch như vậy tạo ra từ trường cao có thể tương tác để tạo ra lực cơ học rất lớn. Các lực này có khả năng gây ra sự dịch chuyển tương đối lớn của cáp, bởi vậy cần cung cấp một số hình thức bảo vệ dây cáp. Đối với các loại cáp có đường kính lớn, hình thức phổ biến nhất là sử dụng các thanh chắn cáp để giữ cáp vào thang máng.

>> Xem thêm: Công ty sản xuất trực tiếp máng cáp, thang cáp tại Hà Nội

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá thang máng cáp và phụ kiện tại Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com