So sánh mác thép SS400 và CT3

Hiện nay trên thị trường có nhiều loại mác thép khác nhau. Trong đó có 2 loại mác thép được sử dụng khá phổ biến là thép SS400 và CT3, vậy dựa vào đâu để phân biệt giữa 2 loại mác thép này và ứng dụng của từng loại thép? Bài viết dưới đây, Thịnh Phát sẽ so sánh mác thép SS400 và CT3 để tìm ra điểm khác biệt giúp bạn hiểu hơn về hai loại thép này.

Cả hai loại thép này đều được ứng dụng rất nhiều vào các lĩnh vực trong cuộc sống nói chung và lĩnh vực vật tư phụ trợ cơ điện nói riêng. Video dưới đây, mời bạn tham quan nhà máy vật tư của Thịnh Phát với hơn 10.000m2 sản xuất các sản phẩm như thanh ren, đai treo ống, máng cáp, thang cáp, kẹp xà gồ,...

Thịnh Phát - Hành trình vươn ra biển lớn

>> Xem thêm: Công ty sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện (ME) uy tín nhất tại Hà Nội

1. Mác thép SS400 là gì?

1.1. Khái niệm

Mác thép SS400

Mác thép SS400 là loại mác thép được sử dụng trong ngành công nghiệp chế tạo máy móc, khuôn dập, chi tiết máy cơ khí,… Đây là loại thép được sản xuất theo tiêu chuẩn JISG của Nhật Bản.

Thép tấm SS400 được chia thành thép tấm thường và thép tấm nhám. Hai loại thép này được chia theo quy trình sản xuất. Theo đó, quy trình để sản xuất ra hai loại thép này là thép cán nóng và thép cán nguội.

Mác thép SS400 hiện nay được sản xuất chủ yếu bằng quy trình luyện thép cán nóng và thông qua quá trình cán thường để tạo ra thành phẩm cuối cùng. Sản phẩm sai khi hoàn thiện thường sẽ có màu xanh, đen hoặc tối đặc trưng và đường mép biên sẽ bo tròn, xù xì, biên màu gỉ sét khi để lâu.

Hiện nay, các loại thép hình U, I, V, H đều được sản xuất từ thép SS400 này, cho độ bền và tính ứng dụng cao. 

Cùng với đó, các sản phẩm thép cán nguội sẽ có độ dày mỏng hơn so với các sản phẩm thép cán nóng. Hiện nay, trên thị trường loại thép cán nóng được nhiều kỹ sư, chủ thầu lựa chọn hơn bởi thép sản xuất theo quy trình này đa dạng về độ dày, dễ dàng bảo quản cũng như sử dụng.

Để tìm hiểu chi tiết về các loại mác thép trên thị trường, bạn có thể tham khảo đường link dưới đây:

>> https://thinhphatict.com/mac-thep-la-gi-su-khac-nhau-cua-cac-loai-mac-thep

1.2. Đặc điểm kỹ thuật

Thép SS400 có giới hạn bền kéo từ 400 – 510 MPa và là loại thép cacbon thông thường. Thành phần hóa học của của loại thép này là P ≤ 0.05% và S ≤ 0,05%.

- Độ bền kéo: 400 – 510 MPa

- Bền chảy (MPa) chia theo độ dày:

  • Độ dày ≤ 16mm: 245 MPa
  • Độ dày 16 - 40mm: 235 MPa
  • Độ dày > 40 mm: 215 MPa

- Độ dãn dài tương đối (denta5) % tính theo độ dày:

  • Độ dày ≤ 25mm: 20%
  • Độ dày > 25 mm: 24%

- Thử uốn nguội 1800 (r là bán kính gối uốn, a là độ dày): r = 1,5a

1.3. Thành phần hóa học của thép SS400

Mác thép

Thành phần hoá học (%)

C

Si

Mn

Ni

Cr

P

S

SS400

0.11~0.18

0.12~0.17

0.40~0.47

0.03

0.02

0.02max

0.03max

2. Mác thép CT3 là gì?

2.1. Khái niệm

Ty ren được sản xuất từ thép CT3 tại Thịnh Phát

Xuất hàng ty ren tại xưởng sản xuất Thịnh Phát

Thép CT3 là loại mác thép được sản xuất tại Nga theo tiêu chuẩn ГOCT 380 – 89. Đây là một loại thép cacbon, CT là ký hiệu thể hiện hàm lượng C<0.25%, với các mác thép tiêu chuẩn ở Việt Nam hiện nay thường có thêm chữ C ở trước như CCT34, CCT38 thể hiện đủ thành phần hóa học và tính chất cơ học, còn chữ số ở cuối là giới hạn bền của mác thép.

Ty ren Thịnh Phát được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN với vật liệu là thép CT3 có độ bền cao, được sản xuất theo quy trình nghiêm ngặt, kiểm tra chặt chẽ trước khi giao đến tay khách hàng, đảm bảo chất lượng lớp mạ, độ dài ren, bước ren và trọng lượng thanh ren tốt nhất. 

2.2. Đặc điểm kỹ thuật

Xuất hàng ty ren vuông

- Độ bền chảy (MPa) được tính phụ thuộc vào độ dày của thép:

  • Độ dày < 20 mm: 245 MPa
  • Độ dày từ 20 mm – 40 mm: 235 MPa
  • Độ dày từ 40 mm – 100 mm: 226 MPa
  • Độ dày > 100 mm: 216 MPa

>> Xem thêm: Các loại mác thép thường sử dụng để làm bulong

- Độ dãn dài tương đối (denta5) % tính theo độ dày của thép, sản phẩm càng dày thì độ dãn tương đối càng cao:

  • Độ dày thép < 20 mm: 26%
  • Độ dày 20 – 40 mm: 25%
  • Độ dày > 40 mm: 23%

- Thử uốn nguội 1800 cũng được tính theo độ dày của thép (d là đường kính gối uốn, a là độ dày):

  • 220d = 0,5a
  • > 20d = a

 

Một số phụ kiện ty ren và ty ren vuông

Mác thép CT3

2.3. Thành phần hóa học của thép CT3

Mác thép

Thành phần hoá học (%)

C

Mn

Si

S

P

 CT3

0.14 – 0.22

0.40 – 0.60

0.12 – 0.30

≤ 0.05%

≤ 0.04%

>> Xem thêm: 5 loại mác thép phổ biến để sản xuất ty ren, bulong

3. So sánh thép SS400 và CT3

Thanh unistrut được sản xuất từ các loại mác thép

Xét về thành phần hóa học của hai loại thép này, hàm lượng cacbon của chúng ảnh hưởng trực tiếp lên những đặc tính của chúng. Trong đó, tỷ lệ %C tỉ lệ thuận với độ bền, cứng của 2 loại thép này và ngược lại tỉ lệ nghịch với độ dẻo dai của sản phẩm.

Cả thép SS400 và CT3 đều có hàm lượng cacbon thấp hơn 0,25% vì vậy chúng thiên về khả năng uốn dẻo, dễ gia công hơn là khả năng chịu lực hay bền bỉ.

Có thể thấy, từ những thông số kỹ thuật phía trên, thép CT3 và SS400 là 2 loại mác thép tương đương nhau, có thành phần cấu tạo gần giống nhau dẫn đến những đặc tính của chúng tương đương nhau và có thể sử dụng thay thế cho nhau.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá vật tư phụ trợ cơ điện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện từ năm 2005

VPGD: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (024)22 403 396 - (024)62 927 761

Mobile: 0904 511 158

Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Nhà máy 2: Yên Bình, Ý Yên, Nam Định.

Email: info@thinhphatict.com

Web: https://thinhphatict.com/