Mác thép là gì? Sự khác nhau của các loại mác thép

Hiện nay, các đơn vị sản xuất sắt thép để bán ra thị trường, tất cả các dòng sản phẩm sắt thép đều phải được tuân thủ theo một tiêu chuẩn nhất định, được kiểm nghiệm rõ ràng. Đồng thời loại thép đó phải được đặt mác thép. Vậy mác thép là gì? Các loại tiêu chuẩn của mác thép là gì? Hãy cùng Thịnh Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Mác thép là gì?

Mác thép là thuật ngữ chuyên ngành dùng để biểu thị cho độ chịu lực của thép. Hay mác thép còn được gọi là khả năng chịu lực của thép. Thông thường nó sẽ cho biết khả năng chịu lực lớn hay nhỏ của sản phẩm thép đó.

ty-ren-thinh-phat

Ty ren Thịnh Phát

Sản phẩm ty ren Thịnh Phát được sản xuất từ thép CT3 với chất lượng tốt và khả năng chịu lực lớn. 

Sản xuất ty ren tại nhà máy Thịnh Phát với số lượng lớn

Ty ren mạ kẽm điện tại kho Thịnh Phát

>> Xem thêm: Nhận biết thanh ty ren chất lượng và kém chất lượng

2. Sự khác nhau của các loại mác thép

Hiện nay, trên thị trường thường sử dụng các loại mác thép chủ yếu là: CT3, SS400, C45

Trong đó thép CT3 được các chủ đầu tư, kĩ sư cơ điện quan tâm tìm hiểu. Vậy thép CT3 là gì? Bạn hãy click ngay đường link dưới đây nhé:

>> https://thinhphatict.com/thep-ct3-la-gi

Bảng dưới đây, Thịnh Phát sẽ chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mác thép thông dụng hiện nay:

Trong các loại mác thép trên:

Thanh unistrut

  • Mác thép C45 thường được dùng để sản xuất ty ren, bulong,... 

3. Phân loại mác thép

3.1. Mác thép dùng cho xây dựng

Hình thức này thường bao gồm thép: SD295, SD390, CII, CIII, Gr60, Grade 460, SD49 (CT51), CB300-V, CB400-V, CB500-V.

3.2. Mác thép dùng cho kết cấu

Thông thường, trên thị trường Việt Nam hiện nay thường sử dụng thép SS400, Q235, Q345B, hay trong các bản vẽ chúng ta thấy ghi chú thép CCT34, CTT38…

Thịnh Phát hiện đang sử dụng loại thép SS400 để sản xuất đai treo ống, máng cáp với số lượng lớn, chất lượng tốt và đảm bảo tiêu chuẩn kĩ thuật. 

Máng cáp Thịnh Phát

>> Xem thêm: Sản phẩm máng cáp Thịnh Phát

>> Xem thêm: Sản phẩm đai treo ống Thịnh Phát

Mỗi kí hiệu của từng loại mác thép đều có ý nghĩa riêng của nó. Chúng thường được gắn với tiêu chuẩn gia công được vận dụng của thép đó như: Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN, Tiêu chuẩn Nhật Bản JIS, Tiêu chuẩn Nga,… Mỗi tiêu chuẩn sẽ mang một kí hiệu và ý nghĩa khác nhau. Để tìm hiểu chi tiết, mời bạn cùng theo dõi tiếp phần dưới đây của Thịnh Phát.

4. Các loại tiêu chuẩn của mác thép

mac-thep

Mác thép là gì?

Trong xây dựng, các loại mác thép thường được sử dụng bao gồm: SD 295, SD 390, Gr60, Grade460, SD295, SD390,…

Việc hiểu và nắm rõ từng tiêu chuẩn về mác thép chính là yếu tố quan trọng hàng đầu giúp bạn có thể phân biệt và cách chọn tôn mác thép xây dựng chính hãng, đạt chuẩn. Hầu hết các sản phẩm vật tư phụ trợ cơ điện đều được sản xuất từ các loại mác thép đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, để lựa chọn được một đơn vị lâu năm chuyên sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện trên thị trường hiện nay không phải chuyện dễ dàng. Cùng tìm hiểu ngay đơn vị cung cấp thiết bị vật tư phụ trợ cơ điện tại Hà Nội dưới đây:

>> Công ty sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện (ME) uy tín nhất tại Hà Nội

Dưới đây Thịnh Phát sẽ cho bạn biết một số tiêu chuẩn của mác thép tại Việt Nam và một số nước trên thế giới. Mỗi nước sẽ lại có những tiêu chuẩn khác nhau về mác thép.

4.1. Tiêu chuẩn Việt Nam về mác thép

Theo TCVN 1765 – 75: Thép được kí hiệu bằng chữ cái CT, gồm 3 phân nhóm A, V, C.

Nhóm A: Đảm bảo tính chất cơ học. Nhóm này có kí hiệu là CTxx. Với xx là số phía sau. Bỏ chữ A ở đầu mác thép, ví dụ: CT8, CT 38n, CT38s là 3 mác có cùng σ > 38kG/mm2 hay 380MPs. Ứng với 3 mức khử oxy khác nhau.

Nhóm B: Đảm bảo thành phần hóa học. Quy định thành phần BCT380,14 – (0,3 – 0,65) Mn.

Nhóm C: Đảm bảo tính chất cơ học và thành phần hóa học.

>> Xem thêm: Thép cán nóng là gì?

4.2. Tiêu chuẩn Nhật Bản về mác thép

Thông thường, chúng ta hay nhìn thấy các loại mác thép SD295, SD390, SD490. Đây là tên gọi của mác thép theo tiêu chuẩn Nhật Bản. Con số sau chữ cái biểu hiện cường độ của thép. Theo đó, trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép. Ví dụ SD240 thể hiện thép có cường độ chịu lực 240N/mm2.

4.3. Tiêu chuẩn Nga về mác thép

Kí hiệu bằng chữ cái: CT và số hiệu mác thép từ 0-6 phụ thuộc vào tính chất hóa học và tính chất cơ học. Khi thành phần cacbon trong hỗn hợp càng lớn và độ bền của thép càng cao thì số kí hiệu mác thép sẽ càng lớn.

Để phân cấp bậc thép theo tiêu chuẩn Nga thì các số tương ứng thường được ở sau cùng mác thép. Cấp bậc 1 thì không được ghi. Phía trước của mác thép ghi nhóm của thép tương ứng A, B, C.

Ta có ví dụ minh họa như sau: Mác thép Y7, đây là thép chất lượng chứa 0,7% cacbon, là thép lặng. Tất cả các loại thép dụng cụ đều khử oxy rất tốt.

Một số nguyên tố tham gia vào cấu tạo của mác thép (viết theo kí tự của Nga):

А – Nitơ К – Koban Т – Titan Б – Niobi Ф- vanadi

В – Vonfram Н – Niken Х – Crom Г – mangan

П – Photpho Д -Đồng Р – bor Ю – Nhôm

Е -Selen С – kẽm

Hiện nay, thép đen là loại thép được sử dụng khá phổ biến tại các công trình, để tìm hiểu chi tiết về loại thép này, bạn có thể xem tại đây.

4.4. Tiêu chuẩn Mỹ về mác thép

Mỹ là nước có nhiều hệ thống tiêu chuẩn mác thép tương đối phức tạp. Các tiêu chuẩn này có ảnh hưởng lớn đến các ngành công nghiệp sản xuất. Dưới đây Thịnh Phát sẽ giới thiệu đến bạn hệ tiêu chuẩn thường dùng nhiều đối với từng loại vật liệu kim loại:

- Sử dụng ASTM (American Society for Testing and Materials) là kí hiệu theo các số tròn (42, 50, 60, 65) chỉ độ bền tối thiểu có đơn vị ksi (1ksi = 1000psi = 6,8948Mpa = 0,703Kg/mm2

- Sử dụng SAE (Society for Automotive Engineers) là kí hiệu bắt đầu bằng số 9 và hai số liên tiếp theo chỉ số độ bền tối thiểu có đơn vị ksi.

5. Cách đọc mác thép

5.1. Đối với thép dạng cây tròn

thep-dang-cay-tron

Thép dạng cây tròn

Đọc mác thép xây dựng thông thường sẽ kí hiệu bằng cả chữ và số. Chữ thường là SD, Grade, CB. Cách kí hiệu các chữ này là tùy thuộc vào tiêu chuẩn của nhà máy sản xuất ra thép đó.

Nếu đơn vị sản xuất sử dụng tiêu chuẩn Nhật Bản để sản xuất thì sẽ kí hiệu là SD (Trong đó S là viết tắt của Steel, D là viết tắt của Deform). Nếu sử dụng mác theo tiêu chuẩn Việt Nam để sản xuất thì kí hiệu sẽ là CB (Trong đó C là viết tắt của cấp độ bền).

Nếu đơn vị sản xuất sử dụng tiêu chuẩn của Mỹ hoặc Châu Âu thì thường được kí hiệu là Grade (Grade ở đây là loại), chữ số đằng sau thể hiện cường độ chịu lực của thép.

Ví dụ: 295 nghĩa là cường độ chịu lực của mác thép là 295N/mm2. Có nghĩa là 1mm2 thép này có thể chịu kéo hoặc chịu nén tối đa 295N, giá trị này sẽ dùng để tính toán độ chịu lực đối với từng công trình.

5.2. Đối với thép tấm, thép hình và thép hộp

Các théo này thường sẽ được kí hiệu là SS400, Q235, Q235A,… Các loại thép này thông thường sẽ không có kí hiệu trên sản phẩm thép. Các mác thép đó sẽ đi cùng với giấy tờ hoặc phải thí nghiệm để biết được mác thép đó có giá trị bao nhiêu.

Đặc biệt, thép hình U, V đang là những loại thép được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.

Để tìm hiểu về các loại thép hình được sử dụng nhiều nhất, bạn có thể xem thêm qua đường link dưới đây:

>> 4 loại thép hình được sử dụng nhiều nhất

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá máng cáp, thang cáp, khay cáp và phụ kiện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Email: info@thinhphatict.com

Hotline: 0936 014 066