Mạ kẽm nhúng nóng là gì?

Mạ kẽm nhúng nóng là một trong ba phương pháp phổ biến để tăng khả năng bảo vệ cho các loại mác thép hiện nay. Bài viết dưới đây, Thịnh Phát sẽ giải thích cho bạn đọc chi tiết về phương pháp này từ khái niệm, lịch sử đến quy trình sản xuất.

Các sản phẩm vật tư phụ trợ cơ điện tại Thịnh Phát đều sử dụng phương pháp mạ kẽm nhúng nóng để mang đến hiệu quả tốt nhất cho các công trình. Cùng tham quan ngày nhà máy của Thịnh Phát qua video dưới đây: 

Thịnh Phát - Hành trình vươn ra biển lớn

Máng cáp sơn tĩnh điện màu ghi tại xưởng Thịnh Phát

>> Xem thêm: Sản phẩm máng cáp Thịnh Phát

>> Xem thêm: Sản phẩm thang cáp Thịnh Phát

1. Mạ kẽm nhúng nóng là gì?

Mạ kẽm nhúng nóng

Mạ kẽm nhúng nóng là một quá trình tạo một lớp bảo vệ bề mặt kim loại khỏi sự oxy hóa và mài mòn. Do đó, phương pháp này có khả năng giúp kim loại bền và có tuổi thọ lâu dài hơn. Trong 3 phương pháp mạ được sử dụng rộng rãi hiện nay là:

  • Mạ kẽm nhúng nóng
  • Mạ kẽm điện phân
  • Sơn tĩnh điện

Trong đó, phương pháp mạ kẽm nhúng nóng cho kim loại là phương pháp phổ biến nhất vì nó giúp sản phẩm gia tăng độ bền. Hiện nay, máng điện cũng được sử dụng một trong 3 phương pháp trên để mang lại độ bền cho sản phẩm. Để tìm hiểu chi tiết về 3 phương pháp này, bạn có thể tham khảo đường link dưới đây:

>> https://thinhphatict.com/mang-cap-duoc-xu-ly-be-mat-theo-phuong-phap-nao-su-khac-nhau-giua-cac-phuong-phap

Máng cáp 200x100 dày 1mm sơn tĩnh điện

2. Lịch sử của phương pháp mạ kẽm nhúng nóng

Máng điện mạ kẽm nhúng nóng

Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng bắt đầu từ năm 1742, khi đó nhà khoa học người Pháp mang tên P.J.Melouin đã trình bày đề tài bảo vệ bề mặt thép bằng cách nhúng sản phẩm vào bể mạ kẽm nóng chảy. Sau đó, vào năm 1836, tiếp nối đề tài này một nhà khoa học người Pháp khác là Staislas Sorel đã chính thức được cấp bằng sáng chế cho công trình mạ kẽm nhúng nóng này. Theo đó, nhà khoa học này đã sử dụng axit sulfuric để loại bỏ những cặn bẩn và dầu loang trên bề mặt kim loại, giúp cho lớp mạ kẽm bám dính vào kim loại tốt hơn, tạo ra một bề mặt bảo vệ cực chắc chắn.

Đến năm 1850, quy trình mạ kẽm bằng phương pháp nhúng nóng đã được áp dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp sắt, thép của nước Anh. Tính riêng trong năm 1850, ngành công nghiệp sắt thép của nước này đã sử dụng khoảng 10,000 tấn kẽm để mạ các loại thép. Từ thời điểm đó cho đến nay, phương pháp này dần trở nên phổ biến và chiếm ưu thế so với các phương pháp xi mạ khác.

>> Xem thêm: Lựa chọn máng cáp theo tải trọng dây điện và dây cáp điện

3. Quy trình của mạ kẽm nhúng nóng

Dưới đây là 4 bước mạ kẽm nhúng nóng cơ bản để cho ra một sản phẩm đạt chuẩn theo tiêu chuẩn ASTM (hoặc các tiêu chuẩn tương đương khác như CAN/CSA G164, ISO 1461):

3.1. Làm sạch bề mặt kim loại trước khi xi mạ

6000m thang cáp + máng cáp vận chuyển vào Bình Phước

Sản phẩm kim loại sau khi được sản xuất có thể dính một lớp bụi bẩn hay dầu nhớp trong quá trình lưu kho, vận chuyển. Vì kẽm chỉ bám được vào bề mặt kim loại sạch, do đó, công đoạn làm sạch bề mặt là bước chuẩn bị cực kì quan trọng.

Để tẩy sạch các loại bụi bẩn, dầu mỡ, kim loại cần được ngâm trong bể tẩy dầu mỡ hoặc dung dịch xút để làm sạch một cách triệt để các tạp chất bám trên bề mặt. Sau khi tẩy sạch dầu mỡ, kim loại được rửa sạch bằng nước. Ngoài ra, kim loại cũng có thể được ngâm trong dung dịch axit hydrochloric loãng để loại bỏ các oxit và cặn bẩn khác.

3.2. Nhúng trợ dung

Sau khi bề mặt kim loại đã được làm sạch, tiến hành nhúng kim loại vào chất trợ dung để loại bỏ hoàn toàn lớp oxit đã hình thành trên bề mặt kim loại. Công đoạn này cũng giúp tạo ra một lớp phủ bảo vệ ngăn ngừa quá trình oxy hóa. Sau đó, kim loại được sấy khô để chuẩn bị cho quá trình mạ.

3.3. Mạ kẽm nhúng nóng

Quy trình mạ kẽm nhúng nóng

Thông thường, phản ứng mạ kẽm xảy ra khi nhiệt độ đạt khoảng giữa 4540C và 4650C. Đầu tiên, chúng ta nhúng hoàn toàn kim loại đã được chuẩn bị bề mặt và sấy khô vào bể mạ kẽm. Kẽm nóng chảy sẽ làm ướt bề mặt kim loại và phản ứng mạ kẽm sẽ xảy ra, tạo thành các lớp hợp kim kẽm. Khi nhiệt độ trong bể mạ kẽm đạt tới mức độ nóng chảy (nhiệt độ tiêu chuẩn là 4540C), phản ứng mạ kẽm hoàn thành. Sau đó, chúng ta tiến hành gạt xỉ trên bề mặt nóng chảy và kết hợp rung để loại bỏ kẽm thừa, tiếp đó nhúng sản phẩm vào dung dịch crom để tạo lớp bảo vệ cho bề mặt.

Trong quá trình mạ kẽm, cần lưu ý cho nhúng hoàn toàn kim loại vào bể để có lớp mạ đồng đều. Đồng thời, tùy vào từng độ dày mong muốn của lớp mạ kẽm mà cần căn chỉnh thời gian nhúng tương ứng. Tránh nhúng quá lâu khiến lớp mạ dày, làm giảm độ bám dính và tính thẩm mỹ không cao.

Có nhiều trường hợp máng cáp 200x100 dày đến 2mm nhưng khi mạ kẽm nhúng nóng vẫn bị cong vênh. Vậy lí do là do đâu? Cùng tìm hiểu ngay tại đây!

3.4. Làm nguội và kiểm tra thành phẩm

Tiến hành làm nguội kim loại bằng bể nước tràn để thành phẩm được bóng và đẹp nhất. Sau đó, tiến hành quan sát bề mặt và kiểm tra độ dày của lớp mạ kẽm để chắc chắn thành phẩm đạt yêu cầu và đáp ứng tiêu chuẩn ASTM, AS/NZS…

>> Xem thêm: Máng cáp mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng có độ dày lớp mạ là bao nhiêu?

4. Ứng dụng của phương pháp mạ kẽm nhúng nóng

Mạ kẽm nhúng nóng tại bể mạ kẽm

Mạ kẽm nhúng nóng được ứng dụng vào rất nhiều ngành, nhưng chủ yến là ngành vật tư, hay xây dựng nhà xưởng,… Trong đó có ngành vật tư phụ trợ cơ điện như: máng cáp, thang cáp, ty ren, đai treo ống,…

Máng cáp Thịnh Phát được sản xuất trực tiếp tại nhà máy Thịnh Phát theo tiêu chuẩn TCVN 10688 – 2015/IEC 62537 – 2006 với giá thành cạnh tranh nhất thị trường.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá thang máng cáp và phụ kiện tại Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com