Máng cáp được xử lý bề mặt theo phương pháp nào? Sự khác nhau giữa các phương pháp

Máng cáp được biết đến là vật liệu dùng để chứa các loại dây dẫn nhằm bảo vệ cho chúng không bị tác động, ảnh hưởng trực tiếp từ môi trường bên ngoài. Vậy có những phương pháp nào để xử lý bề mặt máng cáp và chúng khác nhau ra sao? Để hiểu rõ hơn hãy cùng Thịnh Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Máng cáp là gì?

Máng cáp điện (Tên tiếng anh là Cable trunking) là máng dẫn dùng cho việc lắp đặt dây và cáp điện của các dự án.

Ngày nay, với sự phát triển của các xưởng sản xuất, công ty, các công trình nhà ở, nhu cầu sử dụng hệ thống máng điện ngày càng cao. Hầu hết các công trình hiện nay đều sử dụng máng cáp điện này cho việc quản lý cáp trong xây dựng thương mại và công nghiệp.

Máng cáp được chế tạo từ 3 vật liệu chủ yếu:

- Tôn đen sơn tĩnh điện (Powder coated steel)

- Tôn tráng kẽm tấm hoặc cuộn (Pre galvanized steel sheet or coil)

- Thép tấm không gỉ (Stainless steel sheet)

>> Xem thêm: Tham khảo sản phẩm máng cáp tại Thịnh Phát

2. Các phương pháp xử lý bề mặt máng cáp

Trong trường hợp bạn không có nhiều thời gian để chờ xử lý bề mặt máng cáp, Thịnh Phát xin giới thiệu đến bạn loại máng cáp tole kẽm. Với đặc điểm là không cần xử lý bề mặt và thời gian gia công nhanh chóng, thuận tiện.

mang-cap-tole-kem-thinh-phat

Máng cáp tole kẽm

Tuy nhiên, để đảm bảo tính thẩm mỹ và độ bền theo thời gian, sau khi tiến hành gia công cắt/ chấn/ gấp/ đột, máng điện nên được xử lý bằng các phương pháp sau: Máng cáp sơn tĩnh điện, máng cáp mạ kẽm điện phân, máng cáp mạ kẽm nhúng nóng.

2.1. Máng cáp sơn tĩnh điện

mang-cap-son-tinh-dien-thinh-phat

Máng cáp sơn tĩnh điện 

Máng cáp sơn tĩnh điện là một trong những loại máng cáp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay với tính thẩm mỹ cao. Loại máng cáp điện này bảo vệ an toàn tuyệt đối cho hệ thống dây cáp điện trong các công trình ở trong nhà.

Máng cáp sơn tĩnh điện được nhiều người tiêu dùng đánh giá cao và ưa chuộng tin dùng nhờ vào những ưu điểm nổi bật:

- Có khả năng chống cháy nổ, chống ăn mòn cao

- Tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm diện tích không gian cho công trình

- Được lựa chọn nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng

- Tính an toàn cao nhờ khả năng cách điện tốt

- Lắp ráp, vận chuyển dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian thi công

- Có khả năng chống cong vênh và chịu lực tốt

Có thể thấy, máng cáp sơn tĩnh điện hội tụ rất nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên loại máng cáp này vẫn có những nhược điểm, hạn chế như: thích hợp dùng trong các công trình trong nhà, khả năng chịu tác động của môi trường chưa cao.

 

2.2. Máng cáp mạ kẽm điện phân

mang-cap-ma-kem-dien-phan-thinh-phat

Máng cáp mạ kẽm điện phân

Mạ kẽm điện phân (còn gọi là mạ lạnh hay mạ điện phân) là phương pháp sử dụng dòng điện 2 chiều, tạo sự kết tủa trên bề mặt kim loại nền một lớp kẽm mỏng có tác dụng giúp ống thép chống lại sự ăn mòn, chống gỉ và tăng độ cứng.

Phương pháp mạ kẽm này không làm mất đi tính chất của vật liệu gốc do quá trình mạ không sử dụng nhiệt độ cao, không làm ảnh hưởng đến tính chất, hình dạng của chi tiết mạ.

Ưu điểm của máng cáp mạ kẽm điện phân là lớp phủ có độ bám dính cao. Theo đó, máng cáp được phủ 1 lớp kẽm bên ngoài, với độ dày trong khoảng từ 15 – 20 micromet, đủ để vật liệu có một lớp bảo vệ bên ngoài chống lại các tác động của môi trường, ngăn chặn sự oxy hóa,…

Máng cáp mạ kẽm điện phân có nhiều ưu điểm nổi bật như:

- Có khả năng chống gỉ cao

- Việc lắp ghép các chi tiết được khít hơn, chặt hơn

- Phục hồi các chi tiết đã bị mài mòn

- Có khả năng chống ăn mòn cao

- Giá thành rẻ hơn các loại máng cáp khác

Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm nổi trội của máng cáp mạ kẽm điện phân, chúng ta cũng cần quan tâm đến 1 số nhược điểm của sản phẩm để lựa chọn cho phù hợp như: màu sắc hạn chế, không sử dụng được trong môi trường muối biển.

>> Xem thêm: https://thinhphatict.com/bao-gia-mang-cap-va-phu-kien-mang-cap-moi-nhat

2.3. Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng

ma-kem-nhung-nong-thinh-phat

Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng

Mạ kẽm nhúng nóng (hay còn gọi là ống thép tráng kẽm) là một quá trình duy nhất bảo vệ thép khỏi bị ăn mòn bằng cách ngâm nó trong một bể kẽm nóng chảy có nhiệt độ lên đến 450 độ C. Theo đó, phương pháp này sẽ mạ phủ cả trong lẫn ngoài vật liệu.

Đặc điểm của phương pháp mạ kẽm nhúng nóng:

- Lớp kẽm mạ có độ bền chắc, khó bong tróc.

- Độ dày lớp mạ: ~ 50 µm.

- Có thể sử dụng được trong môi trường khắc nghiệt, độ muối cao, khí công nghiệp,…

- Với nguyên lý bảo vệ ăn mòn điện, mạ kẽm nhúng nóng đảm bảo rằng những khu vực tiếp xúc với môi trường ăn mòn sẽ được bảo vệ bởi lớp kẽm phủ xung quanh.

Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng là sản phẩm có độ bền cao, có khả năng chống chịu tốt trước tác động của môi trường, được ứng dụng trong việc lắp đặt các hệ thống máng cáp ngoài trời nơi có tính ăn mòn cao, nhà máy hóa chất,… Ngoài ra, sản phẩm còn giúp tăng tính khoa học cho công trình và tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bảo dưỡng.

Tuy nhiên máng cáp mạ kẽm nhúng nóng còn chưa có tính thẩm mỹ cao.

3. Sự khác nhau giữa 3 phương pháp xử lý

Phân biệt 3 phương pháp xử lý bề mặt máng cáp

>>> Xem thêm: Quy trình sản xuất máng cáp khép kín tại nhà máy Thịnh Phát

Hy vọng với những thông tin trên, cùng với nhu cầu và mục đích sử dụng quý khách sẽ có được sự lựa chọn phù hợp cho hạng mục công trình của mình.

Để được tư vấn chi tiết về sản phẩm, hỗ trợ báo giá, vui lòng liên hệ trực tiếp theo địa chỉ phòng bán hàng:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com