Tại sao máng cáp dày 2mm khi nhúng nóng vẫn bị cong vênh?

Hiện nay, máng cáp mạ kẽm nhúng nóng được sử dụng rất phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, có nhiều đơn vị sản xuất máng cáp dày tới 2mm nhưng khi nhúng nóng vẫn bị cong vênh gây ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của sản phẩm. Vậy nguyên nhân là do đâu? Tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Các phương pháp xử lí bề mặt máng cáp

1.1. Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng

Phương pháp mạ kẽm nhúng nóng là công nghệ tạo ra một lớp phủ kẽm bám chắc lên bề mặt nền của máng cáp bằng cách nhúng sản phẩm vào bể kẽm nóng chảy. Lớp phủ này có tác dụng bảo vệ rất tốt cho bề mặt chi tiết của sản phẩm không bị ăn mòn. Việc tạo ra lớp mạ kẽm nhúng nóng như vậy khá đơn giản nên phương pháp này chiếm ưu thế lớn so với các phương pháp khác.

Để tìm hiểu chi tiết về các phương pháp xử lý bề mặt máng cáp, bạn có thể click tại video dưới đây:

>> Link sản phẩm máng cáp: https://thinhphatict.com/mang-cap

Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng là sản phẩm có độ bền cao, có khả năng chống chịu tốt trước các tác động của môi trường, được ứng dụng trong việc lắp đặt các hệ thống máng cáp ngoài trời nơi có tính ăn mòn cao, nhà máy hóa chất, môi trường biển… Ngoài ra, sản phẩm còn giúp tăng tính khoa học cho công trình và tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí bảo dưỡng.

1.2. Phương pháp mạ kẽm điện phân

Mạ kẽm điện phân hay còn gọi là mạ lạnh, mạ điện phân là phương pháp sử dụng dòng điện hai chiều để tạo ra sự kết tủa trên bề mặt kim loại nền một lớp kẽm mỏng có tác dụng giúp ống thép chống lại sự ăn mòn, chống gỉ và tăng độ cứng.

Ưu điểm của phương pháp này là lớp phủ có độ bám dính cao. Theo đó, máng cáp được phủ 1 lớp kẽm bên ngoài, với độ dày trong khoảng từ 15 – 20 micromet, đủ để vật liệu có một lớp bảo vệ bên ngoài chống lại các tác động của môi trường, ngăn chặn sự oxy hóa,… Thông thường, loại máng cáp này được dùng trong nhà và những nơi ít chịu tác động của môi trường.

Bên cạnh việc quan tâm đến các phương pháp xử lý bề mặt máng cáp, cần xác định được các tiêu chí để lựa chọn loại máng cáp phù hợp cho từng công trình. Để tìm hiểu về các tiêu chí này, bạn có thể truy cập tại đây

>> Xem thêm: Máng cáp độ dày bao nhiêu mới có thể mạ kẽm nhúng nóng?

1.3. Phương pháp sơn tĩnh điện

he-thong-mang-cap

Hệ thống máng cáp

Máng cáp sơn tĩnh điện là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay với tính thẩm mỹ cao. Loại máng cáp 200x100 này thường được sử dụng cho hệ thống dây cáp điện trong các công trình ở trong nhà.

Máng cáp sơn tĩnh điện có các ưu điểm:

- Có khả năng chống cháy nổ, chống ăn mòn cao

- Tính thẩm mỹ cao, tiết kiệm diện tích không gian cho công trình

- Được lựa chọn nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng

- Tính an toàn cao nhờ khả năng cách điện tốt

- Lắp ráp, vận chuyển dễ dàng, giúp tiết kiệm thời gian thi công

- Có khả năng chống cong vênh và chịu lực tốt

2. Nguyên nhân máng cáp mạ kẽm nhúng nóng 2 li nhưng vẫn bị cong vênh

Nếu bạn là người thích xem video, hãy click chuột tại clip dưới đây để tìm hiểu về nguyên nhân nhé!

2.1. Lò nhúng nóng không hạ nhiệt độ

Máng cáp 2mm bị cong vênh

Trong quá trình mạ kẽm nhúng nóng, phản ứng mạ kẽm sẽ xảy ra khi nhiệt độ đạt giữa khoảng 4540C và 4650C. Tại đây, máng cáp sẽ được xử lý bề mặt bằng cách loại bỏ lớp dầu mỡ, cặn bẩn,… Sau đó sẽ nhúng toàn bộ sản phẩm vào bể mạ kẽm. Khi nhiệt độ trong bể đạt mức nóng chảy (nhiệt độ tiêu chuẩn là 4540C) thì phản ứng mạ kẽm sẽ hoàn thành.

Tuy nhiên, có nhiều trường hợp máng cáp dày tới 2mm nhưng vẫn có hiện tượng cong vênh. Đây là do trong quá trình mạ kẽm, lò nhúng nóng không hạ thấp nhiệt độ xuống. Tức là, trước khi nhúng máng cáp xuống lò nhúng nóng, bể nhúng phải có nhiệt độ thấp hơn 4540C. Sau khi đã nhúng hoàn toàn sản phẩm vào thì mới tiến hành tăng nhiệt độ lên mức tiêu chuẩn. Như vậy sẽ giúp cho máng cáp có lớp mạ kẽm nhúng nóng mang tính thẩm mỹ cao.

Ngoài ra, tùy vào độ dày mong muốn của lớp mạ kẽm mà cần căn chỉnh thời gian nhúng tương ứng. Tránh nhúng quá lâu làm lớp mạ bị dày, giảm độ bám dính và không đảm bảo về mặt thẩm mỹ.

>> Xem thêm: Báo giá máng cáp Thịnh Phát tại Hà nội

2.2. Quá trình sản xuất không đột lỗ thông suốt

Máng cáp 2mm bị cong vênh

Trong quá trình sản xuất, máng cáp sẽ được đột lỗ để giúp đường dây điện không bị quá tải về nhiệt, thoáng mát và thông gió hiệu quả. Ngoài ra việc đột lỗ còn giúp sản phẩm trong quá trình nhúng bể mạ kẽm có thể thoát khí ra ngoài, không bị lỗi hay hư hại.

Máng cáp thường có các độ dày từ 1.0mm đến 2.0mm. Độ dày nào cũng cần đột lỗ thông suốt cho máng cáp. Nhiều trường hợp, máng cáp dù lên tới 2mm nhưng vẫn bị cong vênh, bởi đơn vị sản xuất không đột lỗ đều cho sản phẩm. Dẫn đến trong quá trình sản xuất, máng cáp không thoát được khí ra ngoài làm biến dạng sản phẩm, gây ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra.

Chính vì vậy, để đảm bảo máng cáp 2mm nhúng nóng đạt chất lượng tiêu chuẩn, đơn vị sản xuất cần chú ý đến việc hạ nhiệt độ xuống thấp trước khi cho sản phẩm vào lò nhúng nóng và chắc chắn rằng máng cáp phải được đột lỗ thông suốt.

Trong suốt 16 năm qua, Thịnh Phát luôn không ngừng đổi mới và phát triển để đem đến cho Quý khách hàng những sản phẩm thang máng cáp chất lượng nhất với giá thành cạnh tranh. Sản phẩm được sản xuất trực tiếp tại nhà máy tại Hà Đông, Hà Nội với quy trình khép kín, tiên tiến hiện đại cùng đội ngũ kĩ sư, nhân công có tay nghề cao.

Để tìm hiểu về công ty sản xuất trực tiếp thang cáp, máng cáp tại Hà Nội, bạn có thể truy cập tại đây.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá máng cáp, thang cáp, khay cáp và phụ kiện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com