Bu lông được ứng dụng trong xây dựng nhà thép tiền chế như thế nào?

Trong nhà thép tiền chế, bu lông được dùng để liên kết các chi tiết trong các kết cấu để tạo thành hệ thống khối, nền móng, khung giàn vững chắc.

Thế nào là nhà thép tiền chế?

Nhà thép tiền chế được hiểu nôm na là các loại nhà được làm bằng các cấu kiện thép (ví dụ như nhà xưởng, nhà kho, siêu thị,..), thường được thiết kế và lắp đặt theo một bản vẽ kỹ thuật được tính toán kỹ lưỡng.

Nhà thép tiền chế có một đặc điểm, đó là toàn bộ cấu kiện thép có thể được sản xuất và đồng bộ sẵn sàng rồi mới được đưa ra công trường lắp dựng trong thời gian ngắn.

nhà thép tiền chế

Tìm hiểu thêm về bản vẽ kỹ thuật và các ký hiệu đặc trưng của bản vẽ kỹ thuật tại:

>> https://thinhphatict.com/ky-hieu-moi-han-trong-ban-ve-ky-thuat

Quá trình xây dựng nhà thép tiền chế

Bao gồm 3 giai đoạn chính đó là:

+ Quá trình thiết kế bản vẽ nhà thép tiền chế

+ Quá trình gia công cấu kiện cho nhà thép tiền chế

+ Quá trình lắp dựng nhà thép tiền chế tại công trình

Nhà thép tiền chế bao gồm 5 phần kết cấu chính, đó là:

+ Bộ phận khung chính: Bao gồm cột, kèo, dầm

+ Phần kết cấu phụ: Bao gồm xà gồ, giằng,..

+ Tấm thép tạo hình

+ Tôn lợp mái

+ Phần móng với vai trò là kết cấu chịu lực chính cho toàn bộ kết cấu nhà thép tiền chế. Tùy thuộc vào quy mô nhà thép tiền chế sẽ quyết định độ nông – sâu cho móng nhà. Các công trình lớn phải làm móng sâu chống lật.

xây dựng nhà thép tiền chế

Ưu điểm của nhà thép tiền chế

- Có khả năng tiết kiệm vật liệu tại các vùng ít chịu lực của các cấu kiện khung chính nên việc xây dựng nhà thép tiền chế kinh tế hơn so với nhà thép thường khác.

- Thời gian thiết kế, sản xuất và lắp dựng nhà thép tiền chế nhanh hơn.

- Khả năng giảm áp lực tải trọng do có trọng lượng vật liệu nhẹ hơn so với các loại vật liệu khác (ví dụ: Bê tông)

Cường độ chịu kéo của thép là một yếu tố quyết định đến khả năng chịu áp lực tải trọng của kết cấu nhà thép tiền chế. Để hiểu rõ hơn về yếu tố này, vui lòng tham khảo thêm tại:

>> https://thinhphatict.com/bang-tra-cuong-do-thep

- Khả năng tiết kiệm vật liệu phụ tốt hơn so với các loại nhà truyền thống.

- Có khả năng tận dụng tốt không gian nhà xưởng với dải bước nhịp lớn

lắp ghép nhà thép tiền chế

- Các khung thép có tính đồng bộ

- Việc mở rộng quy mô dễ dàng và nhanh chóng hơn

- Hệ thống mái mối đứng, diềm mái của nhà thép tiền chế có khả năng thoát nước tốt hơn

Ứng dụng của bu lông trong xây dựng nhà thép tiền chế

Ở các mối lắp ghép của nhà thép tiền chế, liên kết bulong là liên kết phổ biến nhất bởi đây là kiểu liên kết cho khả năng lắp đặt đơn giản - nhanh chóng, có tính cơ động cao khi cần sửa chữa và quan trọng hơn cả là khả năng chịu lực tốt, bền bỉ theo thời gian.

Trong nhà thép tiền chế, bulông được dùng để liên kết các chi tiết trong các kết cấu để tạo thành hệ thống khối, nền móng, khung giàn vững chắc.

ứng dụng của bulong trong xây dựng nhà tiền chế

Nội thất cũng là một lĩnh vực có rất nhiều ứng dụng của các loại bulong, tìm hiểu thêm tại:

>> https://thinhphatict.com/bulong-duoc-ung-dung-trong-nganh-noi-that-nhu-the-nao

Các loại bù lông thông dụng dùng trong xây dựng nhà thép tiền chế

Bulong móng

Bu lông neo móng là vật tư phụ trợ không thể thiếu cho thi công mọi nhà thép tiền chế bởi nó có tác dụng tạo liên kế vững chãi cho phần móng và phần cột của nhà thép tiền chế.

Có rất nhiều ứng dụng khác của bulong neo móng, xem thêm tại:

>> https://thinhphatict.com/bulong-mong-dung-de-lam-gi

Nguyên lý làm việc của bulong neo móng trong nhà thép tiền chế là sử dụng đuôi của bu lông móng để cố định vào cốt thép bên dưới móng trước khi đổ bê tông lên trên. Sau khi đổ bê tông thì chỉ lộ ra phần đầu của bulong neo với tác dụng bắt cột thép vào.

Việc định vị bulong móng cần đảm bảo được tính toán, đo đạc rất chính xác để vừa với khoảng cách các lỗ đạc định vị trên chân cột và trước khi đổ bê tông thì cần phải bịt đầu bulong lại để ngăn không cho bê tông bịt kín đầu, làm hỏng đầu bu lông.

bu lông móng

Quá trình đổ bê tông hoàn thành và việc cố định cột thép vào bulong neo bằng đai ốc xong xuôi thì có thể tăng khả năng chống gỉ cho đầu bulong bằng cách sơn, bôi dầu, lắp nắp nhựa,..cho đầu bulong móng.

Các thông số về chiều dài, đường kính, cấp bền của bulong neo móng cần phải tuân thủ theo đúng yêu cầu của bản vẽ để đảm bảo khả năng chịu lực của bu lông. Thông thường, để liên kết móng với cột, người ta thường sử dụng bulong móng có kích thước từ M22 trở lên.

Quý khách có thể tra cứu các loại bulong neo móng theo cấp bền tại:

>> https://thinhphatict.com/bang-tra-bu-long-neo-theo-tung-cap-ben

Bu lông cường độ cao

Trong các mối ghép chịu lực lớn như nối cột và nối xà,.. thường sử dụng bulong cường độ cao, bulong tự đứt để liên kết nhằm đảm bảo khả năng chịu lực, đồng thời giúp cho quá trình thi công trở lên dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Bulong cường độ cao sử dụng trong trường hợp này cần đáp ứng các yêu cầu khắt khe về đường kính và cấp bền dựa trên thiết kế của bản vẽ kỹ thuật.

bulong cường độ cao

Để đảm bảo mối ghép bulong bền hơn, không bị ăn mòn, gỉ sét theo thời gian thì ta thường sử dụng phương pháp sơn chống gỉ chuyên dụng lên bề mặt mối lắp ghép bulong sau khi quá trình lắp ghép hoàn thành.

Bulong lục giác cường độ cao là một loại bu lông thông dụng nhất. Tìm hiểu về tiêu chuẩn cấu tạo của loại bu lông này tại:

>> https://thinhphatict.com/tieu-chuan-ve-cau-tao-cua-bu-long-dau-6-canh

Bu lông thép hợp kim

Ở những vị trí, mối ghép không phải chịu lực quá lớn hoặc không chịu sự ăn mòn của môi trường trong nhà thép tiền chế, những loại bulong thép hợp kim thường được sử dụng nhằm tối ưu chi phí đầu tư cho việc xây dựng.

Bulong inox

Ở các vị trí, các mối lắp ghép ngoài trời, để đảm bảo khả năng chống gỉ sét tốt nhất, khả năng chịu lực của liên kết và tính thấm mỹ cao cho mối ghép thì các loại bulong inox được ưu tiên sử dụng.

bulong inox

Bu lông nở

Ở mối ghép giữa cột bê tông và xà nhà hoặc các mối ghép của bê tông với thép, cột bê tông với các kết cấu khác thì cần phải sử dụng bu lông nở.

nở đóng tp

Xem thêm bảng tra bu lông đai ốc tiêu chuẩn tại:

>> https://thinhphatict.com/bang-tra-bu-long-dai-oc-tieu-chuan

Vít bắn tôn

Vít bắn tôn với đa dạng chủng loại như: Vít bắn tôn inox, vít bắn tôn mạ kẽm điện phân, vít bắn tôn mạ kẽm nhúng nóng,..là loại vít được sử dụng trong hạng mục lợp mái che cho nhà thép tiền chế.

Tùy thuộc vào vị trí và tính chất của công trình mà ta lựa chọn loại vít bắn tôn với chất liệu phù hợp nhất để tối ưu chi phí xây dựng.

vít bắn tôn tp

Trên đây là những thông tin về vai trò của bulong trong xây dựng nhà thép tiền chế và những loại bu lông ốc vít thông dụng nhất được dùng cho các hạng mục xây dựng trong nhà thép tiền chế. Hy vọng đã cung cấp cho quý khách hàng những thông tin hữu ích nhất.

Thịnh Phát là nhà sản xuất và cung cấp các loại bu lông đai ốc chất lượng tốt với giá thành luôn luôn hợp lý và phải chăng nhất thị trường. Cam kết về chất lượng sản phẩm, hỗ trợ giao hàng toàn quốc, triết khấu cao cho những đơn hàng lớn.

Quý khách có nhu cầu tư vấn, đặt hàng vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

  

Email: info@thinhphatict.com

Hotline: 0936 014 066