Trong thi công cơ khí, việc sử dụng bản vẽ kỹ thuật để biểu thị các vật thể dùng trong thi công (bu lông ốc vít, thanh ty ren,..) và biểu thị phương pháp thi công mà ở đây là thực hiện hàn, nối lắp ghép chi tiết là một việc rất cần thiết và quan trọng. Để có khả năng đọc được những bản vẽ kỹ thuật trước hết chúng ta cần tìm hiểu về các ký hiệu mối hàn trong bản vẽ kỹ thuật.
Ý nghĩa của bản vẽ kỹ thuật trong thể hiện mối hàn
Bản vẽ kỹ thuật là tài liệu bao gồm các hình biểu diễn của vật thể và những số liệu khác cần thiết cho việc chế tạo và kiểm tra vật thể.
Trong một bản vẽ kỹ thuật, các mối hàn, góc hàn, kiểu hàn thường được biểu thị bởi các ký hiệu riêng biệt để người thợ cơ khí có thể đọc và hiểu được trước khi bắt tay vào thực hiện sản phẩm.
Bên cạnh đó, bản vẽ kỹ thuật còn cho phép người thợ có thể biết được vật liệu mình sắp thi công là loại vật liệu gì? (Có thể là sắt, nhôm, thép,..) và tùy từng loại vật liệu với độ dày mỏng vật liệu khác nhau mà người thợ biết được cần phải sử dụng chính xác phương pháp hàn nào (ví dụ: Hàn liền, hàn ngoáy, hàn chấm ngắt, hàn đi tay,..).
Quy ước ký hiệu các mối hàn trên bản vẽ
Theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN, các mối hàn trên bản vẽ được quy ước và biểu diễn không phụ thuộc vào phương pháp hàn. Theo đó,
- Mối hàn nhìn thấy được biểu diễn dưới dạng ký hiệu bằng nét cơ bản
- Mối hàn khuất được biểu diễn dưới dạng ký hiệu là các nét đứt.
- Điểm nhìn thấy được, được biểu diễn bằng dấu “+”, dấu này được biểu thị bằng nét liền cơ bản.
- Để chỉ mối hàn hay điểm hàn thì quy ước dùng một đường dóng và nét gạch ngang của đường dóng. Nét gạch ngang này sẽ được kẻ song song với đường băng của bản vẽ và tận cùng của đường dóng có một nửa mũi tên chỉ vào vị trí của mối hàn.
- Để biểu thị mối hàn nhiều lớp thì quy ước dùng các đường viền riêng và các chữ số La mã để chỉ thứ tự lớp hàn.
- Đối với các mối hàn phi tiêu chuẩn, do người thiết kế quy định thì cần phải chỉ dẫn kích thước các phân tử kết cấu chung trên bản vẽ.
- Giới hạn của mối hàn được ký hiệu bằng nét liền cơ bản còn giới hạn các phần tử kết cấu của mối hàn thì được biểu diễn bằng nét liền mảnh.
Trong lĩnh vực xây dựng, việc hàn, nối thép là điều không thể tránh khỏi trong thi công thực tế. Vậy để đảm bảo tính an toàn khi thực hiện công đoạn hàn thì cần tuân theo tiêu chuẩn nối thép nào? Tham khảo thêm tại:
>> https://thinhphatict.com/tieu-chuan-noi-thep-trong-xay-dung
Cấu trúc quy ước cho ký hiệu mối hàn tiêu chuẩn
Các thông số của mối hàn thường được cung cấp thêm bởi các ký hiệu phụ. Thông thường, các ký hiệu này thường được đặt nằm trên hoặc quanh đường dóng chỉ của mối hàn, quy ước dưới đây sẽ chỉ rõ cho quý vị điều này.
Cấu trúc quy ước cho ký hiệu mối hàn phi tiêu chuẩn
Ký hiệu của phương pháp hàn, dạng hàn cơ bản nhất và kiểu liên kết hàn thường dùng nhất được ký hiệu như sau:
T: Hàn hồ quang tay |
Đ: Hàn tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước |
B: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước |
Bt: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc có tấm lót thép |
Trong đó:
- Đ: Hàn tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước
+ Đ1 : Hàn tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng thép.
+ Đđ1 : Hàn tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng đồng – thuốc liên hợp.
+ Đđ – Hàn tự động dưới thuốc dùng đệm thuốc.
+ Đh : Hàn tự động dưới thuốc có hàn đính trước.
+ Đbv : Hàn tự động trong môi trường khí bảo vệ.
- B: Hàn bán tự động dưới lớp thuốc, không dùng tấm lót đệm thuốc hay hàn đính trước
+ Bt : Hàn bán tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng thép.
+ Bđt : Hàn bán tự động dưới thuốc dùng tấm lót bằng đồng – thuốc liên hợp.
+ Bđ : Hàn bán tự động dưới thuốc dùng đệm thuốc.
+ Bh : Hàn bán tự động dưới thuốc có hàn đính trước
+ Bbv : Hàn bán tự động trong môi trường khí bảo vệ.
- Xđ : Hàn điện xỉ bằng điện cực dây
+ Xt : Hàn điện xỉ bằng điện cực tấm.
+ Xtđ : Hàn điện xỉ bằng điện cực tấm dây liên hợp.
Ký hiệu kiểu mối hàn, liên kết hàn nếu cho phía phụ thì ghi phía dưới nét ngang thì được ký hiệu bằng các chữ cái in thường dưới đây, có kèm theo các chữ số để chỉ kiểu liên kết hàn:
m: Liên kết hàn giáp mối |
g: Liên kết hàn góc |
t: Liên kết hàn chữ T |
c: Liên kết hàn chồng |
d: Liên kết hàn đính |
|
- Ký hiệu Delta và chữ số bên cạnh biểu thị cho chiều cao cạnh mối hàn K của liên kết hàn chữ T và hàn góc.
- Chiều dài phần hàn gián đoạn , có ký hiệu “/” hoặc “Z” kèm chữ số chỉ bước hàn.
Quy ước phụ ký hiệu mối hàn
Ký hiệu phụ
- Độ nhẵn bề mặt gia công mối hàn có thể được ghi ở trên hay ở dưới đường ngang ngay sau ký hiệu kiểu mối hàn (thường là sau ô 3). Nếu mối hàn yêu cầu kiểm tra thì ghi ở phía dưới đường dóng xiên.
- Trường hợp bản vẽ có các mối hàn giống nhau thì chỉ cần ghi số lượng và số hiệu của chúng (ví dụ: 20N1), ký hiệu này cần được ghi trên hoặc dưới nét ngang, nếu hết chỗ thì ghi phía trên đường xiên.
Lưu ý:
Tất cả các ký hiệu phụ, các chữ số hay các chữ (trừ các chỉ số) trong ký hiệu mối hàn thì được quy định thống nhất có chiều cao bằng nhau (3÷5 mm) và phải được biểu thị trên bản vẽ bằng nét liền mảnh.
- Ký hiệu chu tuyến, dùng để chỉ hình dáng bề mặt của mối hàn sau khi hoàn thành mối hàn.
Ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn của một số nước khác
Ở những quốc gia khác, ký hiệu các mối hàn trên bản vẽ kỹ thuật sẽ có những khác biệt nhất định.
Ký hiệu theo tiêu chuẩn Anh BS.4871
- Theo tiêu chuẩn này thì các tư thế hàn cơ bản khi hàn hồ quang tay có ký hiệu như sau:
+ Hàn sấp: ký hiệu là D
+ Hàn ngang: ký hiệu là X
+ Hàn đứng từ dưới lên: ký hiệu là Vu
+ Tư thế hàn D: Mối hàn 1G, 1F
+ Tư thế hàn X: Mối hàn 2G, 2F
+ Tư thế hàn O: Mối hàn 4G, 4F
Ký hiệu mối hàn theo tiêu chuẩn Đức DIN 1912
- Hàn ngang tư thế sấp: Ký hiệu là PB(h)
- Hàn ngang tư thế đứng: Ký hiệu là PC(q)
- Hàn trần: Ký hiệu PE(u)
- Hàn đứng từ dưới lên: Ký hiệu PF(s)
- Hàn đứng từ trên xuống: Ký hiệu PG(f)
Trên đây là một số quy ước về ký hiệu mối hàn thể hiện trong bản vẽ kỹ thuật. Còn rất nhiều quy ước khác được xây dựng dựa trên loại vật liệu, công cụ hàn khác nhau.
Bu long, đai ốc là một trong những loại vật liệu quan trọng dùng trong thi công cơ khí và để đảm bảo yếu tố an toàn khi dùng trong ngành này, bu lông ngay từ khâu sản xuất phải đáp ứng được các yêu cầu quan trọng về tiêu chuẩn bu lông.
DIN là một trong những tiêu chuẩn quan trọng bậc nhất khi sản xuất bulong, thanh ren,.. Vậy tiêu chuẩn DIN là gì? Tham khảo thêm tại:
>> https://thinhphatict.com/tieu-chuan-din-la-gi
Thịnh Phát là nhà cung cấp với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật tư kim khí phụ trợ xây dựng (thanh ty ren, bu lông - ốc vít, phụ kiện cốp pha,..), vật tư phụ trợ cơ điện (ống thép luồn dây điện và các phụ kiện) và các loại vật liệu bảo ôn như ống gió mềm, bông thủy tinh,..
Để nhận báo giá cũng như được tư vấn chi tiết, quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
VPGD: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chi nhánh phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Nhà máy: Khu 5, Yên Phúc, Biên Giang, Hà Đông, Hà Nội
Email: info@thinhphatict.com
Hotline: 0936 014 066