Anchor bolt là gì?

Trong một dự án hay một công trình xây dựng, việc xây được một nền móng cố định luôn được ưu tiên hàng đầu. Bởi ta phải có được một kết cấu chắc chắn đúng chuẩn bằng vật tư cơ khí phù hợp thì cấu trúc của toàn bộ công trình mới bền vững an toàn và sẵn sàng để thi công tiếp được.

Có một chi tiết quan trọng trong cố định kết cấu xây dựng nói chung, kết cấu thép nói riêng thường được viết dưới dạng tên tiếng anh là anchor bolt. Vậy anchor bolt là gì? Hãy cùng Thịnh Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Anchor bolt là gì?

Bu lông móng Thịnh Phát

Anchor bolt là tên tiếng anh của bu lông móng (hay còn được gọi là bu lông neo). Đây là một chi tiết có chức năng tạo liên kết ở chân móng của cột với nền thường dùng trong các công trình thi công móng như: nhà xưởng, nhà thép tiền chế, thi công hệ thống móng cầu, cột đen, trụ móng,…

>> Xem thêm: Sản phẩm bu lông Thịnh Phát

Kho hàng Thịnh Phát

Bu lông móng có phần tiện ren giống với sản phẩm ty ren, để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng ty ren, bạn có thể xem video dưới đây: 

Trong kết cấu thép, chi tiết bu lông neo được sử dụng để đóng chặt tấm gắn vào một móng bê tông khi sử dụng với một yếu tố kết cấu thép. Vì có chức năng mang lại tính bền vững và tính an toàn cho chân móng của cột với nền nên bu lông móng chân cột hiện diện trong hầu hết mọi công trình xây dựng và trở thành phụ kiện có tính thông dụng cao trong các bản vẽ kĩ thuật khi thiết kế tại các công trình.

2. Thông số kỹ thuật của bu lông móng

  • Tiêu chuẩn: DIN, GB
  • Vật liệu: Thép CT3
  • Xử lí bề mặt: Mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng

(Đơn vị: mm)

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn Việt Nam về lực xiết bu lông

3. Cấu tạo của bu lông móng

Thông thường, bu lông móng có cấu tạo 2 phần:

Phần thân bu lông móng: Có chiều dài lớn hơn so với các loại bu lông thông thường khác. Phía trên có thể được thiết kế theo dạng chữ J hoặc chữ L nhưng luôn phải được đảm bảo được tiện ren ở một đầu (đầu thẳng). Phần phía đầu được uốn cong theo hình chữ thường để trơn, không tiện ren vào phần này.

Phần ốc vít và vòng đệm: Đều có đai ốc và vòng đệm để cố định khi liên kết với các phụ tải bên ngoài.

4. Ứng dụng của bu lông móng trong đời sống

Các loại bu lông neo móng

Ứng dụng trong thi công nhà xưởng

Trong quá trình thi công nhà xưởng, nhà thép tiền chế, sản phẩm bu lông cấp độ bền 8.8 được dùng để liên kết đế của chân cột móng với công trình, giúp tạo tính chắc chắn và bền vững cho toàn bộ hệ thống mái che của nhà xưởng.

Vậy bu lông móng được ứng dụng trong xây dựng nhà thép tiền chế như thế nào? Click ngay đường link dưới đây để tìm hiểu nhé:

>> https://thinhphatict.com/bu-long-duoc-ung-dung-trong-xay-dung-nha-thep-tien-che-nhu-the-nao

Ứng dụng trong thi công hệ thống điện chiếu sáng

Vì sử dụng cho môi trường ngoài trời, những nơi chịu nhiều tác động của môi trường nên bu lông móng dùng cho những hạng mục này phải được mạ nhúng nóng phần ren để tránh gỉ sét, tránh bị ăn mòn trong trường hợp mưa, sương muối, các chất hóa học,…

Ứng dụng trong lắp đặt máy móc công nghiệp

Để giảm dung lắc, tránh gây sai số máy móc trong quá trình làm việc cần phải sử dụng bu lông móng để giữ cố định phía chân máy.

5. Ưu điểm của bu lông móng

Bu lông neo móng J trong thi công

Bu lông neo móng có khả năng neo giữ tốt nhờ vào cấu tạo khá đặc biệt, một đầu sẽ được tiện ren như các loại bu lông thông thường và được cố định bởi lực xiết cùng đai ốc và long đen.

Kích thước của bu lông móng đa dạng, có thể được gia công theo thông số yêu cầu của bản vẽ

>> Xem thêm: Bu lông M8 nghĩa là gì?

6. Cách chọn kích thước bu lông

bulong ren 2

Bulong ren lừng cấp bền 8.8/ 10.9 sản xuất tại nhà máy Thịnh Phát

bulong ren 1

Bulong ren suốt cấp bền 4.8 / 5.6 sản xuất tại Thịnh Phát 

Khi tính toán thiết kế thi công, thông thường sẽ có 2 cách để chọn ra kích thước của bu lông như sau:

  • Chọn bu lông có cấp bền cao 8.8, 10.9, 12.9: Như vậy sẽ giúp cho kích thước của bu lông (đường kính của thân bu lông nhỏ hơn) vẫn đảm bảo tải trọng của liên kết. Tuy nhiên, những loại bu lông có cấp bền cao thì giá thành sản xuất cũng cao hơn do vật liệu đầu vào đắt tiền hơn và phải qua giai đoạn nhiệt luyện.
  • Chọn bu lông có cấp bền thường 4.6, 5.6, 6.8: Kích thước của bu lông có thể lớn hơn nhưng giá thành sẽ rẻ hơn do vật liệu đầu vào rẻ hơn, tuy nhiên kích thước của bu lông cũng sẽ bị hạn chế, không thể chọn bu lông quá lớn so với kết cấu được và các loại bu lông kích thước lớn hơn thì trong quá trình sản xuất khối lượng vật tư cũng nhiều hơn.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá bu lông, bu lông móng và phụ kiện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Email: info@thinhphatict.com

Hotline: 0936 014 066