Vỏ tủ điện là gì? Quy trình sản xuất vỏ tủ điện

Vỏ tủ điện là thiết bị ứng dụng rất nhiều tại các hệ thống điện trong các công trình ngày nay. Nó có mặt ở hầu hết các công trình, từ nhà ở đến các tòa nhà văn phòng, chung cư hay các khu công nghiệp. Như vậy, vỏ tủ điện là gì và chúng có quy trình sản xuất như thế nào?

1. Vỏ tủ điện là gì?

Vỏ tủ điện

Vỏ tủ điện là một trong những thiết bị không thể thiếu trong các công trình công nghiệp và dân dụng. Vỏ tủ điện được dùng để lắp đặt và bảo vệ cho các thiết bị đóng cắt điện và các thiết bị điện điều khiển và đây là nơi đấu nối phân phối điện cho các công trình đang hoạt động nhằm đảm bảo cách ly những thiết bị mang điện với người sử dụng điện trong quá trình vận hành sử dụng.

Loại vỏ tủ điện công nghiệp thông thường có dạng hình chữ nhật, có 1 hoặc 2 lớp cánh, thường cánh trong vỏ tủ điện 2 lớp cánh hoặc cánh tủ 1 lớp được khoét lỗ để gắn đồng hồ đo chỉ số điện năng, đèn báo tín hiệu, bảng điều khiển, màn hình hiển thị...

Khi nào dùng vỏ tủ điện ngoài trời, khi nào dùng vỏ tủ điện trong nhà? Xem thêm ngay tại đây.

2. Đặc điểm kĩ thuật

Vỏ tủ điện Thịnh Phát

Thông tin chi tiết về vỏ tủ điện:

  • Vật liệu: Sản phẩm vỏ tủ điện dân dụng thường được là từ chất liệu tôn đen sơn tĩnh điện.
  • Kích thước chiều rộng: 500mm trở lên.
  • Kích thước chiều sâu: 250 ÷ 1000mm.
  • Kích thước chiều cao: 800 ÷ 2200mm.
  • Độ dày vật liệu: 1.2mm, 1.5mm, 2.0mm.
  • Yêu cầu khác: mặt kính, 1 hoặc 2 lớp cánh, chân đế, tai treo, mái dốc nước, ngăn chống tổn thất,…

>> Xem thêm: Sự khác nhau giữa tôn cán nóng và tôn cán nguội

3. Quy trình sản xuất vỏ tủ điện

Các loại vỏ tủ điện

Bước 1: Lựa chọn tấm tôn theo kích thước phù hợp và cắt theo quy cách.

Bước 2: Sử dụng máy đột CNC hoặc máy đột tay để đột lỗ lên tấm tôn.

Bước 3: Mài nhẵn các lỗ làm sạch bavia.

Bước 4: Chấn định hình sau đó kiểm tra.

Bước 5: Hàn ghép và vệ sinh mối hàn.

Bước 6: Dùng dung dịch xút tẩy dầu mỡ.

Bước 7: Sử dụng dung dịch acid để tẩy gỉ.

Bước 8: Sử dụng hóa chất chuyên dụng định hình bề mặt.

>> Xem thêm: Sản phẩm vỏ tủ điện sơn tĩnh điện

Bước 9: Phốt phát hóa bề mặt.

Bước 10: Rửa nước rồi phơi khô.

Bước 11: Phun bột sơn tĩnh điện với màu sắc phù hợp lên bề mặt tủ.

Bước 12: Sấy ở mức nhiệt từ 190 – 200 độ C trong vòng khoảng 10 phút.

Bước 13: Tiến hành lắp ráp vỏ tủ điện.

Bước 14: Kiểm tra chất lượng sản phẩm và đóng gói.

4. Phân loại vỏ tủ điện

- Vỏ tủ điện trong nhà: Đây là loại vỏ tủ điện có chân đế, đặt trên sàn hoặc treo tường.

Vỏ tủ điện trong nhà

- Vỏ tủ điện ngoài trời: Có chân đế cao đặt trên nền, hoặc có tai treo trên cột, có mái dốc nước.

Vỏ tủ điện ngoài trời

- Vỏ tủ điện đặc biệt: Sử dụng vật liệu có khả năng chống ăn mòn cao như inox, gioăng chống nước,… đối với những nhu cầu sử dụng đặc biệt.

Bạn đã biết tên tiếng anh của tủ điện là gì chưa? Cùng tìm hiểu ngay qua đường link dưới đây nhé:

>> https://thinhphatict.com/tu-dien-tieng-anh-la-gi

5. Lợi ích khi sử dụng vỏ tủ điện

Bảo vệ hệ thống điện khỏi khói bụi

Tủ điện được ứng dụng trong các ngành công nghiệp khai thác sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ các thiết bị điện bên trong khỏi khói bụi. Đây là nguyên nhân chính có thể dẫn đến tình trạng đoản mạch hay mất điện nói chung. Đặc biệt là đối với cầu dao.

Bảo vệ khỏi ánh nắng mặt trời

Tủ điện còn giúp che chắn hệ thống điện khỏi ánh nắng mặt trời. Khi nắng chiếu trực tiếp vào các thiết bị này không chỉ khiến chúng hoạt động kém đi mà thậm chí còn gây hư hỏng thiết bị.

Vỏ tủ điện sơn tĩnh điện

Giảm thiểu tình trạng ăn mòn

Ưu điểm này được thể hiện rõ nhất đối với các loại tủ điện lắp đặt bên ngoài môi trường, nhất là đối với các khu vực có muối biển, aixt,… Các linh kiện, thiết bị điện được bảo vệ trong vỏ tủ điện sẽ hạn chế tối đa tình trạng bị oxy hóa. Tuổi thọ của chúng vì vậy mà cũng được đảm bảo dài lâu hơn.

Như vậy, từ những lợi ích mà tủ điện mang lại có thể thấy, vị trí, mục đích sử dụng và cách lắp đặt tủ sẽ quyết đĩnh rất lớn đến việc thiết bị này có phát huy tốt vai trò hay không. Ví như, trong những trung tâm dữ liệu, tủ điện sẽ được thiết kế với tính năng đặc biệt. Nó cho phép người vận hành chỉ truy cập điện ở một số điểm nhất định mà thôi. Hay như các tủ điện lắp đặt trong hệ thống chuyển mạch hộp số cũng sẽ có thiết kế riêng biệt.

Bảo vệ các thiết bị điện quan trọng

Vỏ tủ điện có vai trò chính là bảo vệ an toàn cho các thiết bị điện quan trọng luôn an toàn trước các tác nhân gây hại từ môi trường. Ví dụ: Khói bụi, nhiệt độ, ánh nắng,…

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá vỏ tủ điện tại Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
ên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com