Sự khác nhau giữa tôn cán nóng và tôn cán nguội

Cán nóng và cán nguội là hai công đoạn cực kì quan trọng trong quy trình sản xuất tôn để cho ra những thành phẩm cuối cùng như máng cáp, thép ống, thép hộp,… để phục vụ cho các lĩnh vực và ngành nghề trong cuộc sống. Bài viết dưới đây, Thịnh Phát sẽ giúp bạn hiểu rõ về sự khác nhau giữa tôn cán nóng và tôn cán nguội, để bạn có thể dễ dàng phân biệt hai loại tôn này.

1. Khái niệm tôn cán nóng và tôn cán nguội

Tốn cán nguội

Trước hết chúng ta cần hiểu về tôn: Tôn (thép) đôi khi được định nghĩa là thép tấm, thép tấm cuộn, thép lá, thép băng, thép dải,… Do đó, chúng ta có thể hiểu tôn thép là các loại vật liệu làm từ các tấm kim loại cán mỏng.

Theo đó, máng cáp là sản phẩm chủ yếu trên thị trường được sản xuất từ tôn. Hiện nay có 3 phương pháp xử lí bề mặt máng cáp:

  • Máng cáp sơn tĩnh điện
  • Máng cáp mạ kẽm điện phân
  • Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng

Để tìm hiểu chi tiết về 3 phương pháp này, bạn có thể xem video dưới đây:

>> Xem thêm: Sản phẩm máng cáp Thịnh Phát

Bên cạnh đó, nhiều trường hợp tôn là loại vật liệu tấm mỏng, mạ màu (hoặc mạ kẽm, mạ hợp kim nhôm kẽm), được cán sóng để lợp mái nhà hoặc lợp trần.

1.1. Tôn cán nguội

Tôn cán nguội

Tôn cán nguội là sản phẩm được hình thành từ thành phẩm tôn cán nóng thông qua quá trình cán nguội. Quá trình cán nguội được thực hiện ở nhiệt độ thấp hơn và có thể gần bằng với nhiệt độ phòng. Quá trình này xay rra không dẫn đến việc thay đổi cấu tạo vật chất của tôn mà chỉ làm biến sản phẩm. Đây còn được coi là quá trình giúp tôn cứng hơn so với tôn cán nóng.

Tôn cán nguội thường được các đơn vị sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện sử dụng làm máng dây điện

Bạn đang tìm kiếm một đơn vị sản xuất máng điện công nghiệp uy tín tại Hà Nội? Sản phẩm chất lượng và giá thành tốt nhất? Xem thêm tại đây ngay!

Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng

Hiện nay, tôn cán nguội được sử dụng để chế tạo ra nhiều sản phẩm trong đời sống như thép cuộn, thép tấm, tôn mạ lạnh,… để phục vụ cho các lĩnh vực trong đời sống.

Ưu điểm của tôn cán nguội:

  • Có độ chính xác cao do tôn cán nguội được gia công tay, không có hiện tượng co rút nên không bị biến dạng.
  • Bề mặt tôn cán nguội sẽ nhẵn, bóng, láng mịn hơn tôn cán nóng.
  • Thép thanh cán nguội thẳng, đồng nhất và có độ góc cạnh đạt chuẩn.
  • Thép ô vuông sẽ đồng tâm hơn tại mọi tiết diện của thanh thép.

>> Xem thêm: Tole là gì?

Nhược điểm của tôn cán nguội:

  • Giá thành đắt hơn tôn cán nóng rất nhiều.
  • Các loại tôn cán nguội sẽ ít mẫu mã hơn.
  • Trong quá trình gia công cơ khí, tôn có thể bị chấn động bên trong. Như vậy có thể dẫn đến việc tôn bị cong. Chính vì vậy, tôn cán nguội cần được làm lỏng trước khi gia công như cắt, mài, hàn,…

1.2. Tôn cán nóng

Tôn cán nóng là thép đã được cuộn cán nóng ở nhiệt độ rất cao lên đến hơn 1.7000F, cao hơn nhiệt độ kết tinh đối với hầu hết các loại thép. Quá trình này giúp cho việc hình thành thành phẩm thép dễ sử dụng hơn.

Tôn cán nóng là loại vật liệu được ứng dụng để làm nguyên vật liệu của quá trình sản xuất tôn cán nóng tiếp theo như phôi, dầm, thép ống hàn, thép ống đúc hoặc nhiều nhất là tôn tấm cán nóng để phục vụ cho ngành công nghiệp xây dựng, ngành công nghiệp đóng tàu hay còn được ứng dụng để làm bậc thang, làm sàn di chuyển,… Đồng thời tôn cán nóng cũng là nguyên liệu để sản xuất thép cán nguội như thép tấm thép cuộn,… để phục vụ cho các ngành công nghiệp xe hơi, đường ray.

>> Xem thêm: Bảo quản máng cáp như thế nào để tránh han gỉ, trầy xước?

Ưu điểm của tôn cán nóng:

  • Tạo hình và gia công dễ hơn tôn cán nguội (Phải ở trạng thái còn nóng, thép sẽ dẻo hơn, dễ gia công hơn là thép nguội đã bị cứng).
  • Giá thành rẻ hơn thép cán nguội. Bởi vì khi thép nóng, dẻo thì gia công ít tốn công sức, tốn lực hơn và không cần đến những loại máy móc có công suất lớn.
  • Các loại thép thông dụng đều là thép cán nóng (thép chữ I, thép chữ U,…)

Nhược điểm của tôn cán nóng:

  • Kích thước không được chuẩn và đồng nhất do quá trình đun nóng và làm nguội khi chế tạo tôn.
  • Bề mặt sần sùi hơn tôn cán nguội, cần phải xử lí bề mặt bằng phương pháp mài để tăng tính thẩm mỹ.
  • Xảy ra hiện tượng biến dạng cho quá trình làm nguội.

Thông thường, máng cáp trước khi được xử lí bề mặt sẽ được chấn/gấp tạo hình. Video dưới đây, Thịnh Phát sẽ giới thiệu đến bạn máy chấn gấp CNC dùng để sản xuất máng cáp:

Để tìm hiểu về các nguyên tắc lắp đặt thang máng cáp, bạn có thể click vào đường link dưới đây:

>> https://thinhphatict.com/nguyen-tac-khi-lap-dat-thang-mang-cap

Hệ thống máng cáp

2. Sự khác nhau giữa tôn cán nóng và tôn cán nguội

Tiêu chí

Thép cán nóng

Thép cán nguội

Dung sai

Dung sai lớn do trong quá trình sản xuất nhiệt độ đang nóng chuyển sang nguội nên tôn tự biến dạng và không tự kiểm soát được.

Dung sai nhỏ hơn do nhiệt độ ở quá trình sản xuất giảm và có sự kiểm soát cũng như tác động của các dung dịch làm mát.

Độ dày

Từ 0,9mm trở lên

Từ 0,15mm – 2,0mm

Bề mặt

Tính thẩm mỹ không cao, bề mặt thô, có màu xanh đen đặc trưng, bóng.

Bề mặt mịn màng và có màu xám ghi.

Bảo quản

Có thể để tôn cán nóng ở ngoài trời một khoảng thời gian mà không cần sử dụng tới các vật dụng che chắn.

Nên bảo quản ở trong nhà và được bao bọc bởi một lớp che phủ để tránh cho bề mặt bị trầy xước.

Giá thành

Có mức giá tương đối rẻ, đáp ứng được nhu cầu sử dụng của nhiều người sử dụng.

Giá thành cao hơn tôn cán nóng bởi độ thầm mỹ cao hơn.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá thang máng cáp và phụ kiện tại Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com