Tụ điện là một linh kiện điện tử được sử dụng khá phổ biến. Chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy tụ điện ở hầu hết các board mạch điện tử hiện nay. Vậy tụ điện là gì và chúng được phân thành mấy loại? Cùng Thịnh Phát tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây!
1. Khái niệm tụ điện
Tụ điện
Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động, có cấu tạo bởi hai bề mặt dẫn điện ở giữa được ngăn cách bởi điện môi. Khi có hiện tượng chệnh lệch điện thế giữa hai bề mặt thì tại các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích có cùng điện lượng nhưng trái dấu nhau.
Tụ điện này sẽ kết nối với các dây dẫn để dẫn điện đến các thiết bị cần thiết.
Theo đó, máng cáp sẽ là phụ kiện không thể thiếu để đảm bảo sự an toàn cho dây dẫn cũng như đem lại tính thẩm mỹ cho công trình.
Bạn đã biết quy trình sản xuất máng điện như thế nào? Tìm hiểu ngay qua video dưới đây của Thịnh Phát nhé:
Quy trình sản xuất máng cáp
Máng cáp sơn tĩnh điện màu ghi tại xưởng Thịnh Phát
>> Xem thêm: Thang máng cáp có những hướng đi dây điện nào?
Việc tích tụ điện tại hai bề mặt giúp tạo ra khả năng tích trữ năng lượng điện trường của tụ điện. Khi có sự chênh lệch điện thế trên 2 bề mặt tức là đang có dòng điện xoay chiều đi qua nó. Dẫn đến sự tích lũy điện bị chậm pha hơn so với điện áp nên sinh ra trở kháng của tụ điện tại mạch điện xoay chiều.
Tụ điện có công dụng lưu trữ năng lượng điện giống với bình ắc quy. Tuy nhiên, cách hoạt động của nó sẽ khác so với bình ắc quy. Theo đó, tụ điện không có khả năng sinh ra electron điện như bình ắc quy, chúng chỉ có khả năng lưu trữ chúng. Bên cạnh đó khả năng nạp xả của tụ điện cũng tương đối nhanh hơn so với bình ắc quy.
Trong vật lý, kí hiệu của tụ điện là “C”, đây là chữ cái đầu của từ tiếng Anh Capacitor. Đơn vị của tụ điện là F (Farada).
2. Cấu tạo của tụ điện
Cấu tạo của tụ điện
Cấu tạo của tụ điện gồm 2 phần:
Phần 1: Tụ điện có chứa ít nhất hai dây dẫn điện thường được chế tạo ở dạng kim loại tấm. Hai bề mặt này sẽ được lắp đặt song song với nhau và giữa chúng có một lớp điện môi.
Phần 2: Lớp điện môi được dùng để làm tụ điện là những chất liệu không dẫn điện được như: giấy, thủy tinh, mica, gốm, không khí, màng nhựa,… Các chất điện môi này không dẫn điện nên sẽ làm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện.
Máng cáp tole kẽm chưa qua xử lý bề mặt
Máng cáp 200x100 dày 1mm sơn tĩnh điện
Máng cáp 200x100 sơn tĩnh điện cũng có khả năng cách điện cực tốt để bảo vệ dây dẫn kết nối với tụ điện. Bạn đã biết các vị trí có thể lắp đặt thang máng cáp chưa? Click ngay đường link dưới đây để tìm lời giải đáp nhé:
>> https://thinhphatict.com/cac-vi-tri-co-the-lap-dat-thang-mang-cap
3. Tụ điện được phân thành mấy loại
Trên thị trường hiện nay, tụ điện được phân thành nhiều loại. Trong phần này, Thịnh Phát sẽ giới thiệu đến bạn đọc 4 loại tụ điện phổ biến trên thị trường hiện nay để tham khảo.
3.1. Tụ điện phân cực
Đây là loại tụ điện được phân chia một cách cụ thể rõ ràng. Tụ điện phân cực được dùng cho các mạch lọc nguồn hoặc trong các mạch có tần số làm việc thấp. Trong trường hợp tiến hành đấu nối tụ điện phân cực chúng ta cần đảm bảo sao cho các cực nối của tụ điện đúng. Để xác định được cực của tụ điện này, bạn cần thực hiện:
Đối với tụ điện có kích thước lớn: Trên thân tụ điện sẽ có kí hiệu “-“ trên nền của vạch sáng màu dọc theo thân tụ. Đây là cực âm của tụ điện. Đối với trường hợp tụ điện mới chưa cắt chân thì có thể phân biệt 2 cực âm dương của tụ bằng cách so sánh độ dài của 2 chân. Chân dài hơn sẽ là cực dương và chân ngắn hơn sẽ là cực âm.
Đối với tụ điện có kích thước nhỏ: Đơn vị sản xuất sẽ dùng dấu “+” để đánh dấu cực dương. Các tụ điện có kích thước nhỏ thường được sản xuất để dành riêng cho việc hàn dán SMD.
3.2. Tụ điện không phân cực
Tụ điện không phân cực
Tụ điện không phân cực là loại tụ điện không được phân chia 2 cực âm dương. Tác dụng của loại tụ điện này là dùng cho những mạch điện có tần số cao hay các mạch lọc nhiễu. Đối với những tụ điện không phân cực cỡ lớn thường được sử dụng cho mô tơ, tụ quạt,…
3.3. Siêu tụ điện
Đây là tụ điện phân cực sở hữu mật độ năng lượng cao và được dùng cho tích điện một chiều. Đặc điểm của siêu tụ điện là nó có thể thay được các pin lưu dữ liệu cung cấp nguồn năng lượng cho các máy điện tử.
Siêu tụ điện có công dụng này là nhờ vào việc nó sở hữu khả năng lưu trữ điện trong khoảng thời gian dài lên tới vài tháng.
Ví dụ về siêu tụ điện: Được ứng dụng phổ biến cho các phương tiện giao thông. Người ta sử dụng chúng để khai thác tối đa năng lượng hãm phanh và cung cấp năng lượng đột xuất cho ô tô điện, tàu điện, xe điện,…
Chấn/gấp máng cáp
>> Xem thêm: Phân biệt máng cáp và thang cáp
3.4. Tụ điện có trị số biến đổi
Tụ điện có trị số biến đổi (hay còn gọi là tụ điện xoay) là loại tụ điện sở hữu khả năng thay đổi chỉ số điện dung. Tụ điện xoay thường được ứng dụng cho radio để làm thay đổi tần số cộng hưởng giúp người dùng có thể tìm thấy các kênh.
Quý khách hàng có nhu cầu báo giá thang máng cáp và phụ kiện tại Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện từ năm 2005
Trụ sở chính: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Chi nhánh phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Ý Yên, Nam Định
Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com