Các vị trí có thể lắp đặt thang máng cáp

Thang máng cáp là thiết bị quan trọng trong việc bảo vệ các đường dây dẫn, dây điện và cáp mạng trong các tòa nhà, công trình xây dựng, xưởng sản xuất,… Hiện nay có rất nhiều các vị trí có thể lắp đặt thang máng cáp tùy vào nhu cầu của từng công trình. Vậy đó là những vị trí nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của Thịnh Phát nhé!

Máng cáp không được lắp đặt một mình mà cần có các phụ kiện đi kèm như: Co ngang, nắp máng, co lên, co xuống,... Để tìm hiểu về 13 loại phụ kiện máng cáp 200x100 giá rẻ, bạn có thể tham khảo video dưới đây: 

1. Các tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp

Hệ thống thang cáp tại công trình

Việc lắp đặt thang máng cáp cần phải được tuân thủ theo quy định trong Tiêu chuẩn TCVN 9208:2012 của Bộ Khoa học Công nghệ. Cụ thể, nội dung quy định tại điều 6, điều 7 của văn bản.

>> Xem thêm: Sản phẩm máng cáp tại Hà Nội

>> Xem thêm: Sản phẩm thang cáp tại Hà Nội

Điều 6: Lắp đặt cáp và dây dẫn điện trong khay và thang cáp

Phải sử dụng hệ thống khay và thang cáp để bảo vệ cáp điện trong phạm vi nhà xưởng có số lượng dây cáp lớn.

Hệ thống khay và thang cáp phải được lắp hoàn chỉnh trước khi đặt cáp.

Ở những nơi cần thiết, hệ thống khay và thang cáp phải được lắp đặt cùng với cút nối, tê, khâu chữ thập, khâu thu hẹp, nắp đậy khay và các phụ kiện khác.

Tuyến khay hoặc thang cáp không rộng hơn 1200mm, phải có giá đỡ hoặc quang treo sau mỗi cự ly từ 1m đến 3m, cự ly này phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thi công.

Giá đỡ hoặc quang treo phải được cố định vào các kết cấu xây dựng hoặc hàn vào các mã thép cấy trong kết cấu bê tông của trần.

Khay và thang cáp phải đủ rộng để tất cả các cáp nằm bên trong dàn thành một lớp. Khoảng hở giữa hai cáp kề nhau phải chừa đủ để buộc cáp vào then ngang của thang hoặc đáy khay cáp bằng dây thắt nhựa.

Vật liệu chế tạo khay hoặc thang cáp phải là thép mạ kẽm nóng hoặc có lớp phủ ngoài bằng vật liệu chống gỉ và chống ăn mòn...

Để tìm hiểu chi tiết về các tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp, bạn có thể tham khảo đường link dưới đây:

>> https://thinhphatict.com/tieu-chuan-lap-dat-thang-mang-cap

Điều 7: Lắp đặt cáp và dây điện trong hộp cáp

Có thể sử dụng hộp cáp để đựng dây và cáp điện ở những nơi khối lượng dây và cáp không nhiều và cáp có đường kính nhỏ. Hộp cáp phải làm bằng kim loại hay vật liệu khác có độ bền cơ học cao.

Hệ thống hộp cáp phải được lắp hoàn chỉnh trước khi đặt dây hoặc cáp điện bên trong máng.

Hộp cáp phải có nắp đậy, nắp đậy có thể dễ tháo lắp để tiện lắp đặt, bảo trì, thay thế dây dẫn.

Hộp máng cáp đặt ở những nơi mưa hắt phải có cấp bảo vệ không thấp hơn IP23 và phải có biện pháp ngăn chặn nước và hơi ẩm lọt qua các khâu nối vào bên trong hộp cáp.

Phải xử lý hình dáng và bề mặt các khâu nối hoặc chỗ đổi hướng của tuyến hộp cáp để chúng không làm hỏng cáp và dây đặt bên trong.

2. Các vị trí có thể lắp đặt thang máng cáp

2.1. Trần

Máng cáp treo trên trần nhà

Thông thường, máng điện sẽ được lắp đặt nhiều nhất ở trần của mỗi tầng các tòa nhà. Đây là vị trí dễ lắp đặt nhất, vừa có tính thẩm mỹ cao, vừa dễ sửa chữa, thay thế.

Giá đỡ hệ thống thang máng cáp sẽ được cố định chắc chắn vào kết cấu thi công hoặc hàn trực tiếp vào mã thép bê tông của trần nhà.

Đối với những vị trí tuyến thang máng cáp và khay cáp chạy xuyên qua trần nhà để ngăn cách phòng có điều hòa không khí và phòng không có thì cần phải bịt kín lỗ thông và đảm bảo khả năng cách nhiệt của các phòng.

>> Xem thêm: Thang máng cáp bị quá tải sẽ nguy hiểm như thế nào?

Trong trường hợp có nhiều tầng khay hoặc thang máng cáp hạ áp chạy song song dưới trần nhà theo cùng một hướng, khoảng cách giữa các tầng liên tiếp không nhỏ hơn 200mm, còn khoảng cách tầng trên cùng đối với trần gần nhất không nhỏ hơn 300mm.

2.2. Hầm

Máng cáp lắp đặt dưới hầm

Máng cáp sơn tĩnh điện được sử dụng với chức năng nâng đỡ và bảo về đường dây điện tại các công trình. Trong đó, hầm của các tòa chung cư hay hầm của từng tầng cũng được rất nhiều chủ đầu tư, kĩ sư cơ điện lắp đặt bởi tính thẩm mỹ cao cũng như khả năng dễ sửa chữa, bảo dưỡng hay thay thế.

Việc đảm bảo an toàn cho đường dây cáp điện cũng như người thi công luôn được các công trình đặc biệt coi trọng. Bởi vậy, để tránh những sự cố xảy ra về điện, máng cáp sẽ được sử dụng cho hầm của chung cư hay hầm mỗi tầng nhà để đảm bảo kĩ thuật.

Đối với từng tầng, hệ thống dây điện sẽ được lắp đặt xuống bên dưới sàn nhà và được đặt trong thang hoặc máng cáp nhằm sắp xếp và bảo vệ chúng tốt nhất. Quá trình sửa chữa cũng sẽ thuận tiện hơn.

Việc nối đất thang máng cáp là một bước khá cần thiết để có thể đảm bảo ngăn ngừa điện giật, tránh nguy hiểm trong tương lai khi sử dụng hệ thống thang máng cáp. Nhiều kỹ sư cơ điện, công nhân vẫn chưa biết máng cáp và thang cáp khác nhau ở những điểm gì, hãy cùng tìm hiểu ngay tại đây nhé!

2.3. Tường

Máng cáp treo tường

Ngoài trần và hầm của tòa nhà, hệ thống thang máng cáp còn được lắp men theo đường đi của tường theo chiều dọc và chiều ngang để tạo diện tích cho công trình. Chân đỡ máng cáp mạ kẽm thường gắn vào tường để cố định chúng với nhau.

Cần khoan một lỗ trong tường với kích thước phù hợp để gắn vào. Sau đó, đặt khung bộ chuyển đổi vào trong các lỗ trên đầu của mỗi thanh thang cáp hay máng cáp.

Cần đảm bảo các móc của khung bộ chuyển đổi phải hướng xuống dưới và thang máng cáp nằm phía trên. Trường hợp lắp đặt khung trên tường và khung bộ chuyển đổi bên trong thang máng thì có thể ghim thang ở giữa tường.

>> Xem thêm: Máng cáp mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng có độ dày lớp mạ là bao nhiêu?

2.4. Ngoài trời

Máng cáp ngoài trời

Vì Việt Nam có môi trường khí hậu khắc nghiệt nóng, bụi bẩn, hay tại các khu công nghiệp môi trường hóa chất, tính oxy hóa cao nên máng cáp tại các môi trường này cần có độ bền cao, chống gỉ và chịu được độ ăn mòn tốt. Có thể sử dụng phương pháp mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng.

Ngoài ra, nếu lắp đặt máng cáp ngoài trời thì cần có nắp máng để bảo vệ hệ thống dây cáp một cách tốt nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá thang máng cáp và phụ kiện tại Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com