Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều các loại sơn cũng như công nghệ phun sơn. Trong đó, sơn tĩnh điện là một phương pháp phun sơn mang lại hiệu quả tối ưu nhất, giúp các sản phẩm có độ bền cao cũng như mang lại tính thẩm mỹ cho công trình. Bài viết dưới đây, Thịnh Phát sẽ giải thích rõ cho bạn đọc biết sơn tĩnh điện là gì cũng như thành phần của loại sơn này.
>> Xem thêm: Sản phẩm máng cáp Thịnh Phát
Sơn tĩnh điện được ứng dụng trong hầu hết các sản phẩm trong ngành vật tư phụ trợ cơ điện nhằm tạo tính thẩm mỹ, độ bền theo thời gian. Cùng tham quan nhà máy Thịnh Phát sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện từ năm 2005 qua video dưới đây:
>> Xem thêm: Công ty sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện (ME) uy tín nhất tại Hà Nội
1. Sơn tĩnh điện là gì?
Công nghệ sơn tĩnh điện (có tên tiếng anh là Electrostatic Power Coating Technology) do TS. Erwin Gemmer phát minh vào đầu tập niên 1950. Sau nhiều năm hình thành và phát triển, công nghệ sơn tĩnh điện ngày càng tối ưu hơn giúp cho chất lượng sản phẩm và giá thành tốt hơn nhiều.
Bột sơn tĩnh điện
Thành phần của sơn tĩnh điện
Sơn tĩnh điện là dạng hỗn hợp bột được sản xuất từ bột sơn bao gồm các nguyên liệu:
- Hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer)
- Curatives
- Chất làm đều màu
- Bột màu
- Các chất phụ gia khác
Tất cả các chất trên sẽ được trộn lại với nhau và làm nóng chảy để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Cùng với phương pháp sơn tĩnh điện, phương pháp mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng cũng được sử dụng trong việc xử lý bề mặt máng cáp. Để so sánh 3 phương pháp này, bạn có thể tham khảo đường link dưới đây:
Máng cáp sơn tĩnh điện được sản xuất trực tiếp tại nhà máy Thịnh Phát đảm bảo đem lại tính thẩm mỹ cao nhất cho công trình:
Máng cáp sơn tĩnh điện màu ghi tại xưởng Thịnh Phát
Xuất hàng máng cáp sơn tĩnh điện màu đỏ tại nhà máy Thịnh Phát
Có 2 dạng sơn tĩnh điện phổ biến hiện nay là dạng khô và dạng ướt:
- Sơn tĩnh điện dạng khô (sơn bột): Là dạng phun bột trực tiếp không pha tạp chất, sử dụng để sơn cho các sản phẩm bằng kim loại như sắt thép, nhôm, inox,…
- Sơn tĩnh điện dạng ướt (sử dụng dung môi): Là dạng bột pha với dung môi hoặc nước, dử dụng cho các sản phẩm bằng kim loại, nhựa, gỗ,…
Ngoài ra còn có vài dạng sơn khác như: bóng (Gloss), mờ (Matt), cát (Texture) và nhăn (Wrinkle). Chúng có thể sử dụng trong nhà hoặc ngoài trời tùy vào từng nhu cầu của người sử dụng.
Máng điện Thịnh Phát 50x50 được sử dụng phổ biến hiện nay tại hầu hết các công trình. Ngoài phương pháp sơn tĩnh điện, các sản phẩm sắt thép còn có thể xử lý bề mặt bằng phương pháp mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng để đem lại hiệu quả tuyệt đối. Video dưới đây, Thịnh Phát sẽ giới thiệu đến bạn đọc chi tiết về 3 phương pháp này:
2. Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện
Phun sơn tĩnh điện
Phương pháp sơn tĩnh điện hoạt động dựa vào nguyên lý tạo ra lớp phủ trên bề mặt vật liệu bằng cách sử dụng súng phun sơn. Theo đó, chúng ta sẽ phun lớp phủ đã được tích điện lên bề mặt vật liệu rồi đem đi nung nóng và tích điện dương (+) tại đầu kim phun, sau đó đi qua kim phun và di chuyển theo điện trường để tới vật liệu sơn đã tích điện âm (-). Lúc đó, nhờ vào lực hút giữa các ion điện tích, bột sơn sẽ chảy ra và bám chắc vào lớp bề mặt vật liệu tạo nên một liên kết bền vững.
Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện
Thiết bị được sử dụng trong công nghệ sơn tĩnh điện gồm có súng phun sơn và hệ thống dây chuyền tự động. Bên cạnh đó, để đảm bảo được nguyên lý và quy trình phun sơn, doanh nghiệp cần đầu tư thêm buồng phun sơn, thu hồi sơn, buồn hấp, buồng sấy, máy nén khí, máy tách ẩm và bồn hóa chất để xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn.
Máng cáp 200x100 sơn tĩnh điện được sử dụng nhiều nhất hiện nay, tuy nhiên có nhiều chủ đầu tư vẫn chưa biết cách lựa chọn máng cáp theo tải trọng dây dẫn điện. Click tại đây để tìm lời giải đáp ngay nhé!
Máng cáp 200x100 dày 1mm sơn tĩnh điện
3. Ưu điểm của sơn tĩnh điện
Kinh tế: Sơn tĩnh điện có nhiều lợi ích về mặt kinh tế. Toàn bộ sơn được dùng triệt để, bột sơn dư trong quá trình phun sơn được thu hồi và tái sử dụng. Không cần sơn lót và có thể làm sạch những khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hoặc do phun sơn không đạt yêu cầu. Ngoài ra, giá thành sản phẩm sử dụng phương pháp sơn tĩnh điện rẻ hơn các loại sơn khác.
Đặc tính sử dụng: Quy trình phun sơn tĩnh điện có thể được thực hiện tự động hóa dễ dàng bằng cách sử dụng hệ thống súng phun sơn tự động.
Về chất lượng: Sơn tĩnh điện có độ bền, tuổi thọ thành phẩm cao, khó bị ăn mòn bởi các tác nhân hóa chất, hóa học, tác động từ môi trường bên ngoài,…
>> Xem thêm: Địa chỉ mua máng cáp uy tín tại Hà Nội
An toàn với môi trường: Phương pháp sơn tĩnh điện không sử dụng dung môi hay hợp chất hữu cơ nên sẽ không gây hại cho môi trường trong quá trình thi công. Chất thải có thể xử lý được nên không gây hại cho môi trường. Các loại sơn thông thường có chứa các thành phần độc hại có khả năng làm suy thoái ozon và tạo ra chất thải nguy hại nếu không được xử lý đúng cách.
Độ bền cao: Khi ở trạng thái rắn, sơn tĩnh điện tạo thành một lớp bảo vệ cứng hơn nhiều so với các loại sơn thông thường.
4. Ứng dụng của sơn tĩnh điện
Phun sơn tĩnh điện màu vàng
Sơn tĩnh điện hoạt động dựa trên nguyên lý tĩnh điện trong vật lý, nên nó phù hợp với các vật liệu kim loại như sắt, thép,…
Nhờ vào đặc tính bền màu, khó bị phai bởi thời tiết, giữ được tính thẩm mỹ cao cho công trình, phương pháp phun sơn này được ứng dụng rất nhiều trong lĩnh vực vật tư phụ trợ cơ điện. Cụ thể như các sản phẩm: máng cáp, thang cáp, thép hình, đai treo ống,…
Thanh unistrut mạ kẽm
Ngoài ra, sơn tĩnh điện cũng được sử dụng trong các môi trường:
- Ứng dụng trong sơn kệ sắt thép, hàng rào mạ kẽm, khung cửa,…
- Ứng dụng trong công nghệ ô tô, xe máy: khung xe, nắp capo, tay nắm cửa, bộ tản nhiệt.
- Ứng dụng trong trong các thiết bị gia dụng: vỏ tủ lạnh, vỏ máy giặt, vỏ cục nóng lạnh, thùng máy sấy,…
- Ứng dụng trong kiến trúc, trang trí nhà cửa.
Quý khách hàng có nhu cầu báo giá thang máng cáp và phụ kiện tại Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com