Máng cáp là hệ thống treo đỡ, dẫn hướng cho toàn bộ dây dẫn điện, dây cáp điện. Chúng đem lại rất nhiều lợi ích cho các công trình, giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí và đảm bảo an toàn cho toàn bộ hệ thống điện trong các toàn nhà, trung tâm thương mại,… Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan mà máng cáp có thể gặp những sự cố không mong muốn như hỏng hay han gỉ. Vậy nguyên nhân khiến máng cáp bị hỏng là gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.
1. Lớp sơn, mạ kẽm bị bong tróc
Hệ thống máng cáp
Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến việc máng cáp bị hỏng là lớp sơn, mạ kẽm bị bong tróc do công đoạn làm sạch bề mặt kim loại chưa kĩ.
Thông thường, máng cáp trước khi tiến hành xử lý bề mặt sẽ phải được vệ sinh bằng cách đánh bóng, làm mịn để lớp sơn, mạ kẽm bám dính tốt hơn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, chỉ sau một thời gian ngắn, máng cáp sẽ xảy ra hiện tượng bong “vảy” dần và bị gỉ.
Để tìm hiểu về các phương pháp xử lí bề mặt máng cáp, bạn có thể xem thêm tại đây.
Sau khi đã vệ sinh sản phẩm, máng cáp được xử lý bề mặt theo 3 phương pháp: sơn tĩnh điện, mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng để đảm bảo độ bền.
- Máng cáp sơn tĩnh điện: Được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay với tính thẩm mỹ cao, khả năng chống cháy nổ, chống ăn mòn tốt.
Máng cáp sơn tĩnh điện
- Máng cáp mạ kẽm điện phân: Máng cáp được phủ một lớp kẽm bên ngoài, với độ dày trong khoảng từ 15 – 20 micromet, lớp mạ kẽm này có độ bám dính cao đủ để vật liệu có khả năng chống lại các tác động của môi trường, ngăn chặn sự oxy hóa,…
>> Xem thêm: Máng cáp 50x50 Thịnh Phát
Máng cáp mạ kẽm điện phân
- Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng: Lớp mạ có độ bền chắc, khó bong tróc, độ dày lớp mạ lên tới 50 micromet, có thể sử dụng được trong môi trường khắc nghiệt, độ muối cao, khí công nghiệp,…
- Ngoài ra, còn có máng cáp tole kẽm: Đặc điểm là không cần xử lý bề mặt và thời gian gia công nhanh chóng, thuận tiện.
2. Vật liệu chế tạo không đạt chuẩn chất lượng
Máng cáp thường được chế tạo bằng các loại vật liệu: tôn kẽm, thép tấm, tôn zam hay inox. Nếu không kiểm tra kĩ đầu vào của những nguyên vật liệu này, có thể đơn vị sản xuất sẽ gặp phải loại vật liệu không đủ chất lượng để sản xuất. Như vậy sẽ dễ gây ra tình trạng gỉ hay hỏng máng cáp.
>> Xem thêm: Một số kích thước thông dụng của máng cáp
3. Số lượng dây dẫn quá lớn
Khi số lượng dây dẫn quá lớn, trong quá trình làm việc sẽ sinh ra nhiệt lượng tương đối cao. Bởi vậy, khi đặt quá số lượng dây dẫn thì hệ thống máng cáp điện sẽ không chịu được nhiệt lượng quá lớn sinh ra. Chúng sẽ cản trở luồng không khí lưu chuyển trong máng cáp. Điều này có thể dẫn đến sự hư hỏn của hệ thống dây điện và máng cáp về lâu dài.
Khay cáp
Theo tiêu chuẩn định mức đưa ra để đảm bảo độ an toàn, khay cáp chỉ nên chứa từ 40 – 50% tải trọng vật lí của khay. Có như vậy mới đảm bảo được độ an toàn tuyết đối cho hệ thống điện. Bên cạnh đó, cần phải lắp đặt đúng kĩ thuật cho máng cáp nối đất, kiểm tra kĩ trước khi cho luồn dây điện vào bên trong.
>> Link sản phẩm máng cáp Thịnh Phát: https://thinhphatict.com/mang-cap
>> Link sản phẩm thang cáp Thịnh Phát: https://thinhphatict.com/thang-cap
4. Chọn sai loại máng cáp
Nhiều chủ đầu tư không tìm hiểu về các loại máng cáp trước khi lắp đặt để sử dụng dẫn đến tình trạng chọn sai, không phù hợp với môi trường vận hành.
Ví dụ nếu máng cáp phải lắp đặt ở ngoài trời, chịu nhiều tác động của môi trường nhưng chủ đầu tư lại chọn loại máng cáp sơn tĩnh điện thì máng cáp sẽ rất nhanh bị hỏng và bị gỉ.
Theo đó, hiện nay có 3 loại máng cáp dùng cho từng môi trường khác nhau:
- Máng cáp sơn tĩnh điện: Dùng trong nhà
- Máng cáp mạ kẽm điện phân: Dùng trong nhà và những nơi ít chịu tác động của môi trường
- Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng: Dùng ngoài trời, môi trường biển hay những nơi chịu nhiều tác động của môi trường
Do đó, cần phải có lựa chọn phù hợp để tối ưu chi phí cho các công trình cũng như đảm bảo độ bền cho hệ thống máng cáp.
5. Thi công chưa chắc chắn
Nhiều nhân viên kĩ thuật có trình độ chuyên môn yếu kém, để cho số lượng dây cáp điện vượt quá mức chịu tải được khuyến cáo của máng cáp. Chịu tải quá lớn trong một thời gian dài khiến máng đi dây điện công nghiệp trở nên ngày một yếu đi. Sau một thời gian dài, các hệ thống máng cáp sẽ bị gãy, rơi khiến cả hệ thống bị ngưng trệ.
Ngoài những nguyên nhân trên cần thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống thang máng cáp, dây dẫn để kịp thời phát hiện những sự cố và làm tăng hiệu quả sử dụng. Một vài loại vật liệu như dây mềm, có thể không phù hợp vì lớp cách điện của chúng dễ trở nên giòn theo thời gian, làm tăng nguy cơ cháy nổ và sự cố đoản mạch. Cần phải loại bỏ ngay các dây dẫn không đủ tiêu chuẩn để hạn chế những sự cố này xảy ra. Khi thiết kế cũng cần tính toán các đường dây dẫn để bổ sung trong quá trình sử dụng, tránh trường hợp quá tải cho hệ thống máng cáp điện.
Cần có những tính toán hợp lí để hệ thống máng cáp luôn hoạt động hiệu quả và ổn định. Trên đây mà một số nguyên nhân khiến máng cáp bị hỏng của Thịnh Phát được đúc kết qua nhiều năm làm việc trong lĩnh vực vật tư phụ trợ cơ điện. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình thi công và vận hành.
Quý khách hàng có nhu cầu báo giá máng cáp, thang cáp, khay cáp và phụ kiện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com