4 loại thép hình được sử dụng nhiều nhất

Thép hình là một loại thép công nghiệp, một trong những nguyên vật liệu sắt thép có những ứng dụng quan trọng nhất trong ngành xây dựng nói riêng, nhiều ngành công nghiệp nặng khác nói chung.

Nhất là trong thi công các nhà kết cấu thép, nhà thép tiền chế thì thép hình là vật liệu sống còn đảm bảo sự an toàn cho công trình.

nha-thep-tien-che

Thép hình thi công nhà thép tiền chế 

thep-hinh-thing-nha-xuong

Thép hình thi công nhà xưởng 

Hiện nay, có nhiều loại thép hình với nhiều hình dáng khác nhau và mỗi loại thép hình sẽ đảm nhận những vai trò khác nhau.

Tuy vậy, có 4 loại thép hình quan trọng và phổ biến nhất trên thị trường hiện nay đó là thép hình U, thép hình I, thép hình V, L và thép hình H.

Cùng tham quan ngay nhà máy Thịnh Phát chuyên sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện rộng tới 10,000m2 qua video dưới đây: 

Thịnh Phát - Hành trình vươn ra biển lớn

Thép hình ứng dụng trong xây dựng nhà thép tiền chế

1. Các loại thép hình phổ biến nhất

1.1. Thép hình I

Đúng như tên gọi, thép hình I là loại thép có hình dáng tương tự như chữ I với chiều dài cánh được cắt ngắn hơn so với chiều dài của bụng (phần nối).

Thép hình chữ I

Đây là loại thép có ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng như nhà ở, kết cấy nhà tiền chế, nhà cao tầng, cấu trúc nhịp cầu lớn, xây dựng các tấm chắn sàn,.. các công trình không phải chịu tải trọng ngang quá lớn.

Thép hình chữ I Thịnh Phát là sản phẩm được sản xuất từ thép CT3, SS400 hoặc thép SS540 với chất lượng cao và được xử lý công nghệ mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng bên ngoài nên có độ bền cực cao.

Tìm hiểu thêm về thép CT3 tại: https://thinhphatict.com/thep-ct3-la-gi

Sản phẩm thép chữ I Thịnh Phát được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn hiện đại như tiêu chuẩn mác thép của Nga GOST, tiêu chuẩn mác thép của Nhật JIS, tiêu chuẩn mác thép của Mỹ ASTM/ASME, tiêu chuẩn mác thép Anh EN, tiêu chuẩn Việt Nam TCVN.

Để đáp ứng đa dạng nhu cầu của khách hàng, kích thước thép hình chữ I Thịnh Phát rất đa dạng. Điều này được thể hiện thông qua thông số thép hình chữ I được biểu thị qua bảng tra dưới đây.

Bản vẽ thép hình chữ I

Bảng tra thép hình tiêu chuẩn chữ I Thịnh Phát

bảng tra thép hình i

1.2. Thép hình U

Thép hình U hay thép chữ U là loại thép có nhiều ứng dụng quan trọng trong các công trình xây dựng dân dụng, sản xuất các thiết bị máy móc công nghiệp hoặc máy móc sử dụng trong dân dụng.

Thi công nhà xưởng với thép hình chữ U

Ngoài ra, thép chữ U còn được dùng để làm tháp ăng ten, cột điện cao thế, làm khung thùng xe, khung sườn xe, hay ứng dụng trong lĩnh vực nội thất, hàng gia dụng.

thep hinh u

Ưu điểm của thép hình chữ U là có kết cấu vững chắc, cứng và bền vì thế nó có có cường độ chịu lực cao và khả năng chịu được các rung động mạnh từ ngoại lực.

Trong nhiều điều kiện môi trường khắc nghiệt, có những tác động của hóa chất hay nhiệt độ, thép hình U được đánh giá cao về tính bền bỉ và tuổi thọ sử dụng.

Để đáp ứng được nhu cầu sử dụng đa dạng của các lĩnh vực trong đời sống, thép chữ U được sản xuất với nhiều kích thước và khối lượng khác nhau.

Tùy thuộc vào đặc tính kỹ thuật cũng như đặc điểm của công trình, lĩnh vực ứng dụng mà người dùng lựa chọn kích thước cho phù hợp.

thep-chu-u-ma-kem-nhung-nong

Thép chữ U mạ kẽm nhúng nóng

Thép hình chữ U Thịnh Phát là sản phẩm được sản xuất theo dây truyền công nghệ hiện đại, dựa trên các tiêu chuẩn sản xuất tiên tiến nhất của thế giới:

+ Tiêu chuẩn GOST: Tiêu chuẩn mác thép Nga

+ Tiêu chuẩn JIS: Tiêu chuẩn mác thép Nhật

+ Tiêu chuẩn GB: Tiêu chuẩn mác thép Trung Quốc

+ Tiêu chuẩn EN: Tiêu chuẩn mác thép của Anh

+ Tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN

- Vật liệu sản xuất: Thép CT3, SS400, SS540

- Xem chi tiết sản phẩm tại: https://thinhphatict.com/thep-hinh-u-i-h-v-l

Thép C45 là một loại thép chất lượng cao được ứng dụng rất nhiều trong ngành xây dựng. Tìm hiểu thêm về loại thép này tại:

>> https://thinhphatict.com/thep-c45-la-gi

- Xử lý bề mặt: Mạ kẽm nhúng nóng hoặc mạ kẽm điện phân để tăng độ bền cho sản phẩm.

- Thép hình chữ U có thể được đột lỗ để treo vật liệu xà gồ mái. 

Lưu ý: Thép hình chữ U đôi khi thường bị nhầm sang thanh treo Unistrut. Thanh Unistrut cũng có hình dáng tương tự như thép hình chữ U nhưng độ dày của thanh Unistrut mỏng hơn của thép hình và có đường gấp mép phía trên.

thanh- unistrut

Thanh Unistrut 

Bảng tra thép hình tiêu chuẩn chữ U Thịnh Phát

bang tra thep hinh u

1.3. Thép hình H

thep-hinh-chu-h

Thép hình chữ H 

Thép hình chữ H là loại thép có hình dạng giống chữ H với hai cánh dài hơn so với thép chữ I.

Thép chữ H là loại thép hình có độ cân bằng cao, có khả năng chịu áp lực lớn hơn nhiều so với thép chữ I.

thep chu h

Với nhiều kích thước khác nhau, thép hình H được sử dụng rộng rãi trong các công trình như nhà ở, kết cấu nhà tiền chế, các kiến trúc cao tầng, cấu trúc nhịp cầu lớn, tấm chắn sàn,..

Thép hình chữ H Thịnh Phát được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn hiện đại của Nga – GOST, Nhật – JIS, Anh – BS, EN, tiêu chuẩn Việt Nam – TCVN,.. đảm bảo các chỉ tiêu về thông số kỹ thuật, độ an toàn khi sử dụng cho lĩnh vực xây dựng, lắp ghép, chế tạo.

Bảng tra thép hình tiêu chuẩn chữ H Thịnh Phát

bang tra thep hinh h

1.4. Thép hình chữ V, L

thep-hinh-chu-v

Thép hình chữ V

Thép hình V và thép hình L có những đặc điểm về hình dáng và ứng dụng tương đối giống nhau. Trong đó, thép hình chữ L thì có hai cạnh ngắn dài khác nhau còn thép hình V có hai cạnh cân bằng với nhau.

thep v

Đây là hai loại thép có đặc tính là rất cứng chắc, có khả năng chịu được cường độ lực tác động cao, chịu được các ảnh hưởng bất lợi từ môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, hóa chất,..

Trong thực tế, thép hình chữ V được sử dụng chủ yếu trong ngành xây dựng, công nghiệp đóng tàu. Thép hình chữ L thì phù hợp sử dụng cho các công trình lớn.

Thép hình chữ V, L thương hiệu Thịnh Phát được sản xuất theo tiêu chuẩn mác thép của Nga, Nhật, Trung Quốc, Anh, Hàn Quốc, và phù hợp với tiêu chuẩn Việt Nam.

thep chu L

Tùy thuộc vào ứng dụng thực tế mà thép hình V, L sẽ được sản xuất bởi các loại thép khác nhau như thép CT3, thép SS400, thép SS540,..

Nếu sản phẩm sử dụng trong điều kiện khí hậu, môi trường thông thường thì thường được mạ phủ kẽm điện phân để tăng độ bền. Nếu sản phẩm được dùng trong điều kiện môi trường có khí hậu khắc nghiệt hoặc ẩm ướt thì sẽ được mạ phủ kẽm nhúng nóng để đạt được độ bền cao nhất.

Thông thường, các mác thép đều có một chiều dài nhất định nên trong thi công thực tế không thể tránh khỏi việc phải nối thép. Vậy có những cách nối thép nào? Nối thép như thế nào để đúng kỹ thuật?

Tham khảo trong bài viết: https://thinhphatict.com/tieu-chuan-noi-thep-trong-xay-dung

Bảng tra thép hình tiêu chuẩn chữ V Thịnh Phát

thep v


2. Quy trình sản xuất thép hình

Để tạo ra một sản phẩm thép hình hoàn chỉnh, cần sản xuất thông qua 4 công đoạn chính sau đây:

Công đoạn 1: Xử lý quặng

Nguyên liệu chính để sản xuất thép hình là sắt. Vì thế, để thu được sắt cần xử lý quặng sắt.

quặng sắt

Các loại quặng phổ biến nhất được sử dụng là quặng viên (Pellet), quặng sắt (Iron ore), quặng thiêu kết.

Bên cạnh đó, than cốc (coke), đá vôi (lime stone) là hai phụ gia được đưa cùng quặng sắt vào lò nung giúp tăng độ bền cho sản phẩm.

Công đoạn 2: Tạo thép nóng chảy

Sau quá trình xử lý quặng ở bước 1, ta thu được một hỗn hợp kim loại nóng chảy.

Hỗn hợp kim loại nóng chảy này được đưa tới lò cơ bản hoặc lò hồ quang điện để tách và xử lý các tạp chất trong hỗn hợp.

Đây là công đoạn rất quan trọng quyết định đến các cơ tính của vật liệu.

Công đoạn 3: Đúc tiếp liệu

Dòng kim loại được tạo ra từ công đoạn 2 được đưa đến khuôn đúc Steel Castings.

Trong công đoạn này, người ta sử dụng các phôi phiến (slab) để cán ra thép cuộn cán nóng, thép tấm cán nóng hoặc thép cuộn cán nguội, thép hình.

công đoạn sản xuất thép hình

Phôi Bloom là loại phôi có thể thay thế cho phôi phiến. Căn cứ vào mục đích sản xuất sản phẩm nào mà loại phôi phù hợp sẽ được chọn.

Phôi sau khi đúc xong sẽ tồn tại ở hai trạng thái nóng và làm nguội. Hai trạng thái này có những đặc tính khác nhau về độ bền, khả năng chống rỉ sét trong điều kiện tác động của môi trường.

Công đoạn 4: Cán thép xây dựng

Bước cuối cùng để tạo ra một sản phẩm thép hình hoàn thiện là cán thép.

Phôi tạo ra ở bước 3 sẽ được đưa vào nhà máy thép để cán thành thép cuộn trơn, thép tấm hoặc thép tấm đúc để sản xuất thành các loại thép hình khác nhau.

3. Trọng lượng riêng của thép hình

Trọng lượng của thép hình luôn được đánh giá là một yếu tố quan trọng trong việc hạch toán vật tư, lập dự toán của các dự án hay trong các ngành cơ khí chế tạo.

Để xác định công thức tính trọng lượng của thép hình cần căn cứ vào kích thước chuẩn và khối lượng của một khối thép chuẩn.

Các thông số để tính trọng lượng thép gồm có:

T : độ dày

A: Thông số cạnh

A1: cạnh 1

A2: cạnh 2

W: chiều rộng

I.D: đường kính trong

L: chiều dài

O.D: đường kính ngoài

 

Công thức tính trọng lượng thép tấm

Tấm: Trọng lượng (kg) = T(mm) x W(mm) x L(mm)x Tỷ trọng(g/cm3)

Công thức tính trọng lượng thép ống tròn

Trọng lượng (kg) = 0.003141 x T(mm) x {O.D(mm) – T(mm)} x Tỷ trọng(g/cm3) x L(mm)

Công thức tính trọng lượng thép hộp

- Trọng lượng thép hộp vuông (kg) = [4 x T(mm) x A(mm) – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m)


- Trọng lượng thép hộp chữ nhật (kg) = [2 x T(mm) x {A1(mm) + A2(mm)} – 4 x T(mm) x T(mm)] x Tỷ trọng(g/cm3) x 0.001 x L(m)

Như vậy từ những công thức, cách tính khối lượng thép hình nêu trên cùng bảng kích thước thép I, thép H, thép V, thép U,.. được đề cập nêu trên quý vị có thể dễ dàng tính toán, xác định được khối lượng riêng của thép hình để áp dụng vào thực tế.

thep-hinh-thi-cong-nha-xuong

Thép hình thi công nhà xưởng 

Thịnh Phát là nhà cung cấp các loại thép hình tiêu chuẩn, thanh ty ren, ống thép luồn dây điện, các loại vật tư phụ trợ xây dựng chất lượng cao với giá thành luôn luôn hợp lý nhất thị trường hiện nay.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá ty ren và phụ kiện tại Hà Nội & TP. Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com