Ngoài công nghệ mạ kẽm, phương pháp xử lý bề mặt kim loại bằng mạ crom cũng là một công nghệ mạ tiên tiến và rất được ưa chuộng trên thế giới.
Vậy mạ crom là gì? Đặc điểm và ứng dụng thực tế của phương pháp mạ này trên ty treo , bu lông ốc vít có những điểm gì nổi bật?
Nếu bạn là người thích xem thông tin qua video, hãy kéo xuống phía dưới để tham khảo chi tiết hơn về công nghệ mạ này nhé!
1. Mạ crom là gì?
Khái niệm
Mạ crom là một phương pháp xử lý bề mặt bằng cách mạ phủ một lớp crom và hóa chất xi mạ của crom, tạo thành một lớp oxit crom lên bề mặt kim loại nhằm tăng khả năng chống mài mòn, tăng độ cứng cho bề mặt chi tiết mạ hoặc có tác dụng tạo lớp màng bôi trơn hay mạ với mục đích làm tăng tính thẩm mỹ cho sản phẩm.
Ngoài áp dụng trên các bề mặt kim loại, người ta còn sử dụng phương pháp mạ crom trên nhiều chất liệu khác nhau như: Mạ crom lên gỗ, lên thủy tinh, gốm, inox, nhựa,.. mà vẫn đảm bảo được hiệu quả về thẩm mỹ và cơ tính cho chất liệu mạ.
Cường độ của vật liệu đặc biệt là đối với thép có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định đến lựa chọn phương pháp mạ. Tham khảo thêm về cường độ của thép chính xác nhất tại:
>> https://thinhphatict.com/bang-tra-cuong-do-thep
Đặc điểm của phương pháp mạ crom
Để có thể mạ crom lên chi tiết mạ, người ta sử dụng một loại hóa chất xi mạ crom đặc biệt được tạo thành từ dung dịch axit cromic và phụ gia là axit H2SO4 theo một tỷ lệ nhất định hoặc dùng dung dịch tự điều chỉnh.
Lớp mạ crom có đặc điểm là vô cùng bền bỉ trong mọi môi trường, ngay cả trong các môi trường như môi trường axit hay môi trường kiềm.
Hiện nay, có 3 phương pháp mạ crom rất phổ biến là:
- Mạ crom cứng
- Mạ crom trang trí
- Mạ crom chi tiết máy
Loại lớp phủ xi mạ crom cứng thường được định hình bởi nhiều lớp mạ chồng lên nhau từ các dung dịch như: Ni-Cr; Cu-Ni-Cr,.. Các lớp phủ phải đảm bảo việc lớp mạ crom cứng luôn luôn nằm ngoài cùng để giúp tăng độ cứng cho bề mặt chi tiết cũng như giữ vai trò tăng tính thẩm mỹ cho chi tiết mạ, các lớp mạ phía dưới không phải crom sẽ có nhiệm vụ chính là tăng cường khả năng bảo vệ và chống ăn mòn cho sản phẩm.
Thông thường, lớp mạ crom cứng sẽ có độ dày giao động trong khoảng từ 10 µm – 1000 µm, lớp mạ này có khả năng bám dính cao nhất trên bề mặt chi tiết máy và có tính thẩm mỹ cao nhất.
>> Xem thêm: Sản phẩm bulong Thịnh Phát
2. Quy trình mạ crom một lớp
Thông thường, quy trình mạ crom 1 lớp sẽ diễn ra như sau:
Bước 1: Mài bóng bề mặt chi tiết mạ
Để chi tiết mạ đạt được độ bóng cao nhất và lớp mạ crom bền nhất, chi tiết kim loại trước khi mạ cần được đem đi mài và đánh bóng cơ học hoặc làm nhẵn bằng hóa chất,..
Bước 2: Làm sạch bề mặt chi tiết mạ
Chi tiết mạ sau khi được mài nhẵn cần được làm sạch các loại dầu mỡ hay bụi bẩn bám trên bề mặt thật kỹ bằng dung dịch tẩy dầu chuyên dụng.
Bước 3: Tiến hành các công đoạn mạ
- Bắt gá cho chi tiết cần mạ crom
- Ngâm chi tiết cần mạ trong bể mạ, điều chỉnh nhiệt độ của chi tiết mạ bằng nhiệt độ củng dung dịch mạ điện trong bể.
- Tiến hành tiếp điện cực âm (-) vào chi tiết mạ và tiếp điện cực dương (+) vào cathode của bể mạ (cathode của bể mạ thường sử dụng chì kim loại).
- Dựa vào độ dày mong muốn của lớp mạ mà căn chỉnh chế độ dòng điện và thời gian mạ tương ứng.
Thế nào là một lớp mạ Crom đạt chuẩn?
Lớp mạ crom đạt chuẩn phải đảm bảo đạt được các tiêu chí như sau:
- Lớp mạ bóng, mịn, sáng, đặc biệt không bị khô rộp hay bong hoặc bị cháy.
- Khi dùng dao hoặc vật sắc nhọn trà mạnh lên lớp mạ crom thì lớp mạ không bị trầy xước hoặc bong tróc, đảm bảo bám dính chắc chắn trên bề mặt kim loại.
>> Xem thêm: Tiêu chuẩn Việt Nam về lực xiết bu lông
3. Phân biệt mạ crom 3+ và mạ crom 6+
Phương pháp mạ crom 3+ là gì?
Mạ crom 3+ hay còn được biết đến với các cách gọi khác như: Mạ trivalent crom (Tri-Crom), Cr3, crom (lll) mạ, là phương pháp mạ crom sử dụng crom sunfat hoặc clorua crom làm thành phần chính của dung dịch mạ.
Phương pháp mạ crom 3+ là phương pháp mạ thay thế cho phương pháp mạ crom 6+ trong một số ứng dụng mạ.
Thành phần hóa học của dung dịch mạ crom 3+ bao gồm ba yếu tố chính:
- Một bể mạ điện phân clorua hoặc sunfat sử dụng than chì hoặc cực dương composite và phụ gia để ngăn chặn quá trình oxy hóa của crom 3+ đến cực dương.
- Một bể mạ sulfate sử dụng cực dương chì bao quanh bể chứa đầy axit sulfuric (thường được gọi là cực dương được bảo vệ), giữ crom 3+ từ oxy hóa ở cực dương.
- Một bể sulfate có sử dụng xúc tác cực dương không hòa tan và duy trì một thế điện cực có thể ngăn chặn quá trình oxy hóa.
Độ dày của lớp mạ crom 3+ thường giao động từ 0.13-1.27mm.
Quá trình mạ crom 3+ có thể mạ các sản phẩm với cùng một nhiệt độ, tốc độ và độ cứng tương tự như với phương pháp mạ crom 6+.
Ưu điểm của phương pháp mạ crom 3+
- Phương pháp mạ crom 3+ cho hiệu quả cao và các cathode có khả năng phóng điện tốt hơn, giúp giảm tỷ lệ hao tổn điện năng, và có thể sử dụng dòng điện thấp để mạ.
- Phương pháp mạ crom 3+ có thể thực hiện việc mạ gián đoạn cho những yêu cầu mạ đặc biệt.
- Nếu so về mức độ độc hại thì Crom 3+ được đánh giá là có độ độc hại ít hơn so với Crom 6+.
Nhược điểm của phương pháp mạ crom 3+
- Màu sắc của lớp mạ crom 3+ không được đẹp như lớp mạ crom 6+ nên việc mạ trang trí bằng crom 3+ phải sử dụng thêm các chất phụ gia để điều chỉnh màu sắc.
- Trong các trường hợp phủ mạ crom cứng để chống ăn mòn, lớp phủ crom 3+ dày hơn nhưng vẫn không tốt bằng mạ crom 6+, hơn nữa chi phí cho hóa chất để có lớp phủ dày cũng bị đội lên nhiều.
Phương pháp mạ crom 6+ là gì?
Mạ crom 6+ là phương pháp sử dụng crom trioxit CrO3 (anhydride cromic) là thành phần mạ chính. Đây là phương pháp mạ thường được sử dụng cho mạ trang trí và mạ crom cứng.
Đặc điểm của mạ crom 6+
- Lớp mạ Crom 6+ có màu sắc tươi sáng, nếu được mạ lên nền kim loại thì lớp mạ crom hoàn thiện có thể đạt được độ phản chiếu ánh sáng tương tự như gương.
- Quá trình mạ crom 6+ thường bao gồm các bước chính như sau:
Tẩy dầu -> Hoạt hóa -> Mạ điện crom -> Rửa sạch -> Hoàn thiện
- Trong các bể nhựa mạ crom 6+ thường chứa dung dịch axit cromic.
- Dung dịch mạ crom là một hồn hợp của crom trioxide (CrO3) và axit sulfuric (Sulfat, SO4) với tỷ lệ dao động lớn từ 75:1 – 250:1, tùy theo trọng lượng.
- Độ sáng và độ bao phủ của lớp mạ điện crom 6+ được quyết định bởi nhiệt độ và mật độ dòng điện trong suốt quá trình mạ. Ví dụ:
+ Thông thường lớp mạ crom trang trí thì nhiệt độ chuẩn phải trong khoảng từ 35-45 độ C (100-110 độ F).
+ Lớp phủ crom cứng thì nhiệt độ lại phải đảm bảo trong khoảng 50-65 độ C (120-150 độ F).
- Nhiệt độ mạ phụ thuộc vào mật độ dòng điện, nếu mật độ dòng điện cao hơn thì nhiệt độ bắt buộc phải cao hơn.
- Để giữ nhiệt độ ổn định và quá trình mạ dẫn tới sự kết tủa đồng đều trên bề mặt vật mạ thì toàn bộ dung dịch mạ sẽ được kích động tùy theo cách mạ.
Nhược điểm của phương pháp mạ crom 6+
- Hiệu quả cực âm thấp bởi việc phóng điện từ cực dương thấp chính là một nhược điểm lớn của phương pháp mạ crom 6+.
Nhược điểm này thể hiện rõ nhất ở lớp phủ crom không được đồng đều, các cạnh mép của chi tiết mạ nếu có điểm lồi ra nhiều thì lớp phủ sẽ bị dày, ngược lại, ở các góc khuất mà có điểm lõm thì lớp phủ crom lại mỏng hoặc không có lớp phủ.
Tuy vậy, có thể khắc phục được tình trạng này bằng cách đặt cathode phụ vào phía góc lõm để có thể mạ phủ các góc này.
- Nếu xét về tính án toàn thì Crom 6+ được đánh giá là hợp chất độc nhất trong tất cả các hợp chất của Crom. Tại các nước phát triển như Mỹ hoặc các quốc gia ở châu Âu, Crom 6+ được liệt vào danh sách các chất gây ô nhiễm không khí nguy hiểm bởi nó là một chất gây ung thư.
DIN là một trong số những tiêu chuẩn rất khắt khe về tiêu chuẩn vật liệu, vậy tiêu chuẩn DIN là gì? tham khảo thêm tại bài viết:
>> https://thinhphatict.com/tieu-chuan-din-la-gi
- Việc kiểm soát nồng độ sulfate trong dung dịch mạ bằng bari dẫn tới việc hình thành một chất thải nguy hại không kẽm là bari sulfat (BaSO4).
Tham khảo thêm video về 2 công nghệ mạ Crom 3+, Crom 6+ tại đây:
Thực tế ứng dụng công nghệ mạ crom trong công nghiệp hiện nay
Phương pháp mạ Crom được sử dụng rất nhiều để phục hồi các vật liệu kim loại, các chi tiết máy,.. bị oxy hóa, gỉ sét sau một thời gian sử dụng hoặc do bảo quản không tốt.
Với lớp mạ crom dày trung bình 800µm và độ cứng trung bình 70 HRC, sẽ giúp bề mặt chi tiết mạ trở lại trạng thái như mới, thậm chí sáng hơn, có thể chống trầy xước, chống hao mòn mà chi phí và thời gian hồi phục được tiết kiệm đáng kể.
Phương pháp mạ crom cũng được ứng dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp mạ ô tô, mạ chi tiết máy, mạ dụng cụ y tế, phụ tùng xe máy, xe đạp, máy khâu,.. mạ lên hầu hết các loại kim loại thông dụng như sắt, đồng, inox hay nhôm.
Ở một số sản phẩm như bu lông đai ốc, thanh ren,.. tuân thủ theo các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường của các nước châu Âu thì người ta sẽ tiến hành mạ kẽm điện phân sản phẩm sau đó mới tiến hành thụ động hoàn thiện trong dung dịch Crom 3+.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm về quy trình mạ kẽm đầy đủ nhất tại:
>> https://thinhphatict.com/quy-trinh-ma-kem-nhung-nong-va-do-day-lop-ma-cua-mot-so-vat-lieu
Hoặc tham khảo tại video:
Mua bu lông đai ốc, thanh ty ren, phụ kiện vật tư kim khí ở đâu chất lượng?
Thịnh Phát là nhà cung cấp vật tư kim khí phụ trợ xây dựng với hàng chục năm kinh nghiệm trong sản xuất.
Các sản phẩm bu lông neo, ty ren Thịnh Phát,...đều có chất lượng cao, được nhiều nhà thầu, công trình lớn trên cả nước tin dùng và đánh giá cao.
Quý khách có thể tham khảo thêm về các loại bu lông đai ốc tiêu chuẩn tại đây:
>> https://thinhphatict.com/bang-tra-bu-long-dai-oc-tieu-chuan
Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn tận tình và nhận báo giá cập nhật nhất:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Email: info@thinhphatict.com
Hotline: 0936 014 066