DIN là viết tắt của viện tiêu chuẩn hóa Đức có tên đầy đủ theo tiếng Đức là Deutsches Institut Für Normung, trụ sở chính được đặt tại Beclin.
Trong tiếng Anh, viện này có tên đầy đủ là German Institute for Standardization.
Bu long đai ốc và ty ren là những sản phẩm được chế tạo dựa trên nhiều tiêu chuẩn mà đặc biệt là tiêu chuẩn DIN.
Bulong móng Thịnh Phát
Ty ren Thịnh Phát được sản xuất theo tiêu chuẩn DIN
Lịch sử ra đời
Năm 1917 là năm viện tiêu chuẩn Đức được thành lập. Ban đầu, tổ chức này được đặt với tên gọi là Ủy ban Tiêu chuẩn Doanh nghiệp Đức (NADI), mãi đến năm 1926 thì được đổi tên thành Ủy ban tiêu chuẩn Đức và phải đến năm 1975 thì tổ chức này mới chính thức được đổi thành Viện tiêu chuẩn Đức (DIN), tên gọi này được sử dụng cho đến ngày nay.
Viện tiêu chuẩn Đức được Chính phủ Đức công nhận như là một cơ quan tiêu chuẩn quốc gia và có tính chất đại diện cho quyền lợi của Đức trên toàn Châu Âu và quốc tế.
Trên thực tế, cụm từ viết tắt DIN được đánh giá là không miêu tả được chính xác như Deutsche Industrienorm (Tiêu Chuẩn Doanh Nghiệp Đức).
Điều này bắt nguồn từ việc, tên gọi đầu tiên của tổ chức này là NADI, tổ chức này đưa ra các tiêu chuẩn và đặt quy ước gọi tên cho các tiêu chuẩn của mình là DI – Norm.
Vì thế, việc nhầm lẫn tiêu chuẩn DIN với quy ước gọi tên DI-Norm cũ là điều hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh tiêu chuẩn DIN, còn có tiêu chuẩn IEC cũng được sử dụng khá phổ biến. Để tìm hiểu về tiêu chuẩn này, bạn có thể tham khảo đường link phía dưới đây:
>> https://thinhphatict.com/iec-la-gi
Mục tiêu của DIN
DIN được biết đến là một tổ chức phi chính phủ với sứ mệnh được thành lập nhằm xúc tiến hoạt động xây dựng tiêu chuẩn và các hoạt động liên quan tại Đức, cùng một số thị trường liên quan để tạo thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa và dịch vụ quốc tế, đẩy mạnh hợp tác trong lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế.
Nhờ việc ban hành các tiêu chuẩn (đến nay là hơn 12.000 tiêu chuẩn) trên rất nhiều lĩnh vực như đơn vị đo lường, thiết bị đóng gói, phân tích nước, xây dựng dân dụng, thử nghiệm vật liệu, tiêu chuẩn về ống thép, bu lông ốc vit,.. mà DIN cũng được biết đến như là một tổ chức với vai trò xử lý các vấn đề liên quan đến tiêu chuẩn của các sản phẩm công nghiệp và trong nhiều lĩnh vực khác.
Ảnh hưởng của các tiêu chuẩn DIN
Với nền tảng hoạt động lâu đời trên 100 năm, cùng với uy tín và mức độ tín nhiệm cao trong cộng đồng các tiêu chuẩn mà các tiêu chuẩn của Din đã được công nhận và áp dụng trên toàn thế giới.
Tiêu chuẩn này có những ảnh hưởng không nhỏ đến các tổ chức tiêu chuẩn khác, trong đó có ISO.
Quá trình xây dựng các tiêu chuẩn DIN có thể thuộc cấp độ quốc gia, cấp độ Châu Âu hay quốc tế và với chính sách tôn trọng, mở cửa cho các ý kiến đóng góp mà bất kỳ ai cũng có thể đưa ra các đề xuất hoặc các tiêu chuẩn mới.
Sau khi được xem xét, thẩm định, đánh giá một cách khoa học và khách quan nhất, một tiêu chuẩn mới một khi được chấp nhận sẽ được mang ra để xem xét việc thiết lập để có thể tuân theo các quy tắc, thủ tục của ủy ban tiêu chuẩn DIN, Ủy ban Kỹ thuật của tổ chức tiêu chuẩn Châu ÂU CEN (hoặc CENELEC – dành riêng cho các tiêu chuẩn kỹ thuật về điện), các Ủy ban tương ứng thuộc tổ chức tiêu chuẩn quốc tế ISO (ví dụ IEC),..
Hiện nay, DIN là một trong những tiêu chuẩn được áp dụng phổ biến nhất trên toàn thế giới cùng với các tiêu chuẩn như Tiêu chuẩn quốc tế ISO; Tiêu chuẩn Mỹ ASTM; Tiêu chuẩn Anh BS, tiêu chuẩn Nhật JIS,..
Tại sao DIN lại có tầm ảnh hưởng lớn trên toàn cầu?
Như đã đề cập ở trên, chính tính khách quan trong đại diện quyền lợi của nhiều bên liên quan mà tiêu chuẩn DIN hiện nay được đánh giá là có tầm ảnh hưởng không nhỏ trên toàn thế giới.
Các bên liên quan có thể là nhà sản xuất, người tiêu dùng, doanh nghiệp, viện nghiên cứu, cá nhân, tổ chức có thẩm quyền đến các hội đồng kiểm định,..
Các bên này đều có các chuyên gia làm đại diện cho quyền lợi của mình thuộc phạm vi liên quan trong Ban xây dựng tiêu chuẩn của DIN và chính vì thế nên việc xây dựng tiêu chuẩn sẽ có sự tham gia của các bên này.
Mặt khác, Ban xây dựng tiêu chuẩn của DIN cũng được giám sát bởi một vài Ban tiêu chuẩn khác (trong số 70 Ban) của DIN. Mỗi Ban sẽ có trách nhiệm trong một phạm vi cụ thể.
Nếu một bộ tiêu chuẩn để áp dụng cho phạm vi ngoài nước Đức (phạm vi Châu Âu hoặc cho quốc tế) thì các Ban tiêu chuẩn DIN sẽ gửi các chuyên gia từ Đức để đại diện cho quyền lợi của Đức, trong phạm vi tổ chức CEN và ISO cũng tương ứng.
Với việc cho ra đời các tiêu chuẩn dựa trên quá trình xây dựng và nhất trí của các chuyên gia trong lĩnh vực cụ thể mà tiêu chuẩn DIN luôn đảm bảo tính đồng đều và nhất quán.
Để đảm bảo tính hợp thời, các tiêu chuẩn DIN được định kỳ đánh giá lại, cập nhật, điều chỉnh lại hoặc loại bỏ những tiêu chuẩn đã quá cũ không thể áp dụng nữa mỗi 5 năm một lần.
Cấu trúc của một số tiêu chuẩn DIN
Dựa vào cấu trúc của tiêu chuẩn DIN mà ta có thể biết được về nguồn gốc của tiêu chuẩn. Ví dụ:
- DIN # là cấu trúc của tiêu chuẩn Đức, được hiểu với ý nghĩa nội địa hoặc bước đầu tiên được thiết kế tuân thủ theo tiêu chuẩn quốc tế.
+ E DIN # là tiêu chuẩn dự thảo
+ DIN V # là tiêu chuẩn sơ bộ
- DIN EN # Là cấu trúc biểu thị cho các tiêu chuẩn của ĐỨc có nguồn gốc từ các tiêu chuẩn châu Âu.
- DIN ISO # được hiểu là tiêu chuẩn Đức được cải tiến từ tiêu chuẩn ISO.
- DIN EN ISO # Được dùng trong các tiêu chuẩn Đức đã được công nhận như một tiêu chuẩn Châu Âu.
Ghi chú: # : Số
Tiêu chuẩn bu lông
Bu long là một vật liệu kim khí phụ trợ chuyên dùng để thi công, xây dựng nội thất, cơ khí máy móc,..
Để đảm bảo tính an toàn khi dùng cho các lĩnh vực thi công xây dựng kể trên, việc sản xuất bulong oc vit phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn bu lông để sản xuất ra các sản phẩm tuân thủ kích thước bu lông tiêu chuẩn.
DIN chính là một trong số những tiêu chuẩn quan trọng nhất cho quá trình sản xuất bù loong.
Dưới đây là bảng thể hiện tiêu chuẩn DIN dành cho một số loại bu lông đai ốc tiêu biểu:
1. DIN 933 là tiêu chuẩn dành cho loại bu lông có ren suốt trên toàn bộ thân bu lông.
2. Tiêu chuẩn DIN 558 cho loại bu lông có ren suốt dọc thân bu lông.
3. Tiêu chuẩn DIN 931 cho loại bu lông ren không được làm hết trên toàn thân bu lông mà để lại đoạn trơn.
4. Tiêu chuẩn DIN 601 cho loại bu lông ren không được làm hết trên toàn thân bu lông mà để lại đoạn trơn.
Xem thêm bảng tra bu lông đai ốc tiêu chuẩn tại:
>> https://thinhphatict.com/bang-tra-bu-long-dai-oc-tieu-chuan
Mua bulong neo, bu lông M16, ốc vít chính hãng ở đâu?
Với hơn 13 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực vật tư kim khí phụ trợ xây dựng, Thịnh Phát tự hào là đơn vị tiên phong cung cấp cho thị trường các loại bu lông được sản xuất dựa trên các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn.
Xem thêm chi tiết về bulong M16 - một loại bu lông rất thông dụng tại bài viết:
>> https://thinhphatict.com/kich-thuoc-bu-long-m16
Trong đó, tiêu chuẩn DIN là tiêu chuẩn khung quan trọng nhất mà Thịnh Phát hướng đến, bên cạnh tiêu chuẩn TCVN về an toàn trong thi công xây dựng.
Tham khảo báo giá bu lông tại:
>> https://thinhphatict.com/bao-gia-bulong
Bên cạnh đó, Thịnh Phát còn cung cấp các sản phẩm vật tư phụ trợ cơ điện như ống luồn dây điện bằng thép và các phụ kiện, vật tư phụ trợ xây dựng như ty ren, phụ kiện cốp pha, vật liệu bảo ôn như bông thủy tinh, ống gió mềm,..
Lựa chọn sản phẩm của Thịnh Phát chính là sự lựa chọn an tâm cho các công trình thi công của quý khách!
Quý khách hàng có nhu cầu báo giá bu lông, đai ốc tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com