Thanh ren/ty ren/thanh ty ren là một phần quan trọng trong thi công. Lắp ghép các phần chi tiết có ren với nhau cần phải chính xác, đảm bảo theo tiêu chuẩn và theo các nguyên tắc khác nhau.
1. Một số khái niêm về ren và lắp ghép ren
a) Hệ ren
Bước ren là khoảng cách giữa hai đỉnh ren liên tiếp nhau, được quy định cụ thể trong tiêu chuẩn theo từng hệ ren mà một thanh ren sở hữu.
+ Ren hệ inch : bước ren tính theo đơn vị inch ( 1 inch = 25,4 mm ).
+ Ren hệ mét : bước ren tính theo đơn vị hệ mét ( mm ). Tuỳ theo từng đường kính thân bulông mà có các bước ren tương ứng quy định trong các tiêu chuẩn cụ thể.
Căn cứ vào bước ren, mỗi hệ ren đều được phân chia thành hai loại ren, đó là : ren thường( coarse ) và ren mịn ( fine ).
Ví dụ : Bulông M12 ren hệ mét thì có các loại ren tương ứng như sau : bước ren thường là 1.75 ; ren trung là 1.5 ; ren mịn 1.25 …
Tham khảo thêm bài viết: Cấp bền của thanh ren, ty ren chịu lực trong thi công xây dựng.
Mã sản phẩm |
Đường kính ren (D) |
Trọng lượng (Kg/m) |
Độ dài Lenght (mm) |
Bước ren (mm) |
TRSM6 |
6 |
0.17 |
1000/2000/3000 |
1.0 |
TRSM8 |
8 |
0.31 |
1000/2000/3000 |
1.25 |
TRSM10 |
10 |
0.46 |
1000/2000/3000 |
1.5 |
TRSM12 |
12 |
0.68 |
1000/2000/3000 |
1.75 |
TRSM14 |
14 |
0.9 |
1000/2000/3000 |
2.0 |
TRSM16 |
16 |
1.3 |
1000/2000/3000 |
2.0 |
TRSM18 |
18 |
1.62 |
1000/2000/3000 |
2.5 |
TRSM20 |
20 |
2 |
1000/2000/3000 |
2.5 |
Bảng chi tiết về hệ ren của một thanh ren
b) Dung sai lắp ghép
Tính lắp lẫn là khả năng thay thế cho nhau không cần lựa chọn và sửa chữa mà vẫn đảm bảo được điều kiện kỹ thuật và kinh tế hợp lí nhất.
Kích thước danh nghĩa là kích thước cơ bản được xác định theo chức năng của chi tiết cà dùng làm căn cứ để tính độ sai lệch .
Để đảm bảo yêu cầu làm việc, kích thước của sản phẩm phải nằm giữa hai kích thước giới hạn cho phép, hiệu giữa hai kích thước này là dung sai : ọ = Dmax - Dmin hoặc có thể viết ọ(IT) = ES(es) + EI(ei); trong đó :
+ IT là dung sai
+ ES, EI là sai lệch trên, sai lệch dưới cho lỗ
+ es,ei là sai lệch trênm sai lệch dưới cho trục
Trị số dung sai và sai lệch cơ bản xác định miền dung sai .
2. Hệ thống tiêu chuẩn
2.1 Cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn
Việc xây dựng các tiêu chuẩn nhằm mục tiêu thống nhất hoá các sản phẩm cơ khí về hình dạng, kích thước và chất lượng. Từ đó có thể điều hoà những yêu cầu khác nhau của người tiêu dùng với khả năng tối đa của Nhà sản xuất. Thanh ren, ty ren cấp bền đẹp sẽ thu hút được khách hàng lựa chọn nhiều hơn. Tiết kiệm được tài nguyên thiên nhiên do chất lượng sản phẩm phù hợp với mục đích sử dụng, các sản phẩm cùng loại có khả năng thay thế và lắp lẫn. Ngoài ra, tiêu chuẩn còn là cơ sở pháp lý để ký kết hợp đồng, thiết kế, sản xuất và làm trọng tài quyết định những vấn đề về tranh chấp.
Cấu trúc bước ren trong thanh ren
2.2.Các cấp tiêu chuẩn
Tuỳ theo hiệu lực của tiêu chuẩn ở những mức độ khác nhau mà tiêu chuẩn được được phân thành các cấp độ khác nhau như : tiêu chuẩn nhà nước ( TCVN ), tiêu chuẩn ngành ( TCN ); tiêu chuẩn địa phương ( TCV ); tiêu chuẩn xí nghiệp .
Thanh ren vuông có đỉnh bẳng và bước ren lớn
2.3. Một số tiêu chuẩn thường gặp
- Quốc tế – ISO ( International Standardzation Organzation )
- Tiêu chuẩn Việt Nam - TCVN
- Nga – roct
- Đức – DIN ( Deutsche Industrial Norm )
- Mỹ – ASTM ( American Society for Testing and Materialls )
- Trung Quốc ( GB )
- Nhật – JIS ( Japanese Industrial Standard )
- Tiêu chuẩn Anh – BS
- Tiêu chuẩn Hàn Quốc – KS