Các thuật ngữ cấu tạo ren của bulong

Ren được phát minh và  sử dụng phổ biến trong các chi tiết máy móc hiện đại đặc biệt là, bulong cấp bền , ốc vít, trục vít. . . Chúng rất đa dạng về hình dáng và kích thước nhưng đều được mã hoá chung bằng những thuật ngữ chuyên ngành mà ta có thể đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

1. Ren là gì?

Khái niệm:

Ren được cấu tạo trên cơ sở hình phẳng quét theo đường xoắn ốc, trục hoặc côn và luôn nằm trong mặt phẳng qua trục tâm các cạnh của hình quét sẽ tạo nên trục ren. Hình phẳng có thể la tam giác, hình vuông, hình thang, bán nguyệt. . .

Ren được sử dụng khá phổ biến trong nhiều chi tiết máy

Ren được sử dụng khá phổ biến trong nhiều chi tiết máy

Một số loại ren được sử dụng phổ biến:

- Ren hệ mét: được dùng rộng rãi trong các mối ghép, prôfin của ren hệ mét là tam giác đều, góc đỉnh ren bằng 60 độ. Ren hệ mét ký hiệu là M. Kích thước của ren hệ mét được đo bằng milimét, và được quy định trong TCVN 2247–77 đối với ren bước lớn và TCVN 2248 – 77 đối với ren bước nhỏ

- Ren hệ Anh: Có tiết diện hình tam giác cân, Đường kính được đo bằng hệ Anh, bước ren được tính theo số ren trên chiều dài 1 inch. Ren có đỉnh của góc biên dạng ren là 55o

- Ren tam giác: Ren có biên dạng ren là hình tam giác đều hoặc tam giác cân, ren tam giác thường được dùng làm ren kẹp

Các mấu ren phổ biến hiện nay

Các mấu ren phổ biến hiện nay

- Ren răng cưa: ren răng cưa có biên dạng là hình tam giác thường, ren răng cưa được dùng làm ren truyền động hoặc ren tải một phía.

- Ren vuông: ren vuông có biên dạng là hình vuông hoặc hình chữ nhật, ren vuông cũng thường được dùng làm ren truyền động hoặc ren tải

Ren được sử dụng rộng rãi nhất ở thanh ty ren  sau đó là một số chi tiết khác như bulong, đai ốc. . . Bước ren ở ty ren tương như bước ren của bulong. 

 

bulong-cap-ben

Bulong cấp bền 8.8 sản xuất tại Thịnh Phát 

2. Thuật ngữ cấu tạo ren của bulong

Bulong (boulon, bu lông) là một sản phẩm cơ khí, có hình dạng thanh trụ tròn, tiện ren, được thiết kế để sử dụng kết hợp với đai ốc (ecrou), có thể tháo lắp hay hiệu chỉnh khi cần thiết.

3 loại vật liêu: ecu, bu lông, đai ốc luôn luôn được kết hợp với nhau trong bất cứ trường hợp nào.

Vậy Tại sao bulong và ê cu nên kết hợp với long đen?

- Trục: Thể hiện bằng đường tâm.

- Mép vát: Được tạo ra ở đầu ren, cho phép lắp các chi tiết một cách dễ dàng.

- Ren ngoài: Là ren được hình thành ở mặt ngoài của trục hình trụ hoặc nón.

- Ren trong: Là ren được hình thành ở mặt trong của lỗ trụ hoặc lỗ côn.

- Bước xoắn (L): Là khoảng cách di chuyển của trục ren khi nó quay được một vòng 360 độ

- Đường kính ngoài (d): Là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren của ren ngoài hay qua đáy của ren trong.

- Đường kính trong (d1): Là đường kính của mặt trụ đi qua đáy ren của ren ngoài hoặc đi qua đỉnh ren của ren trong.

mối ghép ren bulong-đai ốc

Mối ghép ren bulong - đai ốc

- Đường kính trung bình (d2): Là trung bình cộng của đường kính trong và đường kính ngoài.

- Bước ren (P): Là khoảng cách theo trục giữa hai điểm tương ứng của hai ren kề nhau.

- Chân ren (hay đáy ren): Là đường cắt sâu nhất vào chi tiết khi tạo ren.

- Đỉnh ren: Là đường thuộc mặt ren có khoảng cách lớn nhất tới chân ren.

- Chiều cao ren: Là khoảng cách giữa đường đỉnh ren và đường chân ren.

- Mặt ren: Mặt nối đỉnh ren và chân ren được hình thành khi tạo ren.

- Dạng ren: Profin hoặc là dạng mặt cắt ren, khi mặt phẳng cắt chứa trục ren.

- Loại ren: Tương ứng với số ren trên một inch ứng với đường kính cho trước.

- Ren phải và ren trái:

+ Ren phải: vặn theo chiều kim đồng hồ khi lắp, khi tháo cần vặn ngược chiều kim đồng hồ.

+ Ren trái: khi lắp cần vặn ngược chiều kim đồng hồ. Ren trái được dùng trong mối ghép có chuyển động tạo ra sự nới lỏng đối với ren phải.

+ Nếu không ký hiệu gì hiểu đó là ren phải, nếu là ren trái ghi ký hiệu LH.

Tìm hiểu thêm về bước ren của ty ren tại video ngắn sau:

3. Ý nghĩa kí hiệu và cấp độ của bulong, ốc vít

Cấp của bu-lông

Cấp của bu-lông được đại diện bằng 2 hoặc 3 ký tự số Latinh và một dấu chấm ngay trên đỉnh của con bu-lông: xx.x

Tương tự hầu hết các cách ký hiệu khác trong hệ mét là mỗi con số đều mang một giá trị trực tiếp nào đó. Số trước dấu chấm cho ta biết 1/10 độ bền kéo tối thiểu của con bu-lông (đơn vị là kgf/mm2). Số còn lại cho biết 1/10 giá trị của tỷ lệ giữa giới hạn chảy và độ bèn kéo tối thiểu, biểu thị dưới dạng %.

Ví dụ:

 một con bulong Inox có ký hiệu 8.8 thì độ bền kéo tối thiểu của nó là 80 kgf/mm2; còn giới hạn chảy tối thiểu của nó thì bằng 80%*80=64 kgf/mm2

bulong cấp bền cường độ cao

Bulong cấp bền 8.8

Trên thế giới, bu-lông hệ mét được sản xuất chủ yếu với các cấp từ 3.8 đến 12.9, nhưng trong các ngành công nghiệp cơ khí, cụ thể là ngành công nghiệp xe hơi, các cấp chủ yếu được sử dụng là 8.8, 10.9 và 12.9. Đây gọi là các bu-lông cường độ cao.

Nếu việc đánh dấu trên đầu con bu-lông không thể thực hiện, người ta còn dùng một cách khác là đánh các ký hiệu đặc biệt vào

Có một điều chú ý là bu-lông hệ mét chỉ được đánh dấu cấp khi có kích thước từ M6 trở lên và/hoặc từ cấp 8.8 trở lên.

Xem thêm các sản phẩm bulong ốc vít tại đây:  
https://thinhphatict.com/bu-long

Để nhận tư vấn, đặt hàng các loại bulong đai ốc, ty răng các loại vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Email: info@thinhphatict.com

Hotline: 0936 014 066