Biện pháp lắp đặt bu lông neo nhanh và chắc chắn

Lắp đặt bulong neo đúng cách, nhanh chóng, chắc chắn và an toàn là yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng chịu lực của kết cấu công trình. Vậy biện pháp để lắp đặt bulong neo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật như thế nào? Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây của Thịnh Phát.

 Biện pháp lắp đặt bulong neo nhanh và chắc chắn

Biện pháp lắp đặt bulong neo nhanh và chắc chắn

1. Vai trò của bu lông neo trong thi công xây dựng

Bulong neo hay còn gọi là bulong móng, là chi tiết có cấu tạo dạng hình trụ tròn, một đầu được tiện ren để kết hợp với đai ốc, phần còn lại được uốn cong thành nhiều hình dạng khác nhau như hình chữ L,J,U,... 

Loại bulong này đóng vai trò quan trọng trong các lĩnh vực cơ khí và xây dựng. Cụ thể trong xây dựng:

  • Bulong neo móng được dùng để cố định cột dầm vào móng chống tại vị trí chân cột - vị trí chịu lực tác động rất lớn trong kết cấu cột của tòa nhà
  • Hỗ trợ việc truyền tải lực từ cột sang hệ thống móng, đảm bảo kết cấu chịu tải trọng tốt, hoạt động ổn định và an toàn

 

Với vai trò quan trọng trong kết cấu chịu lực, bulong neo cần phải được tính toán và lắp đặt một cách chính xác, chắc chắn. Việc lắp đặt bulong neo phải được tuân theo quy trình cụ thể bởi những người thợ có hiểu biết và tay nghề cao.

Ứng dụng của bulong neo tại vị trí chân cột trong xây dựng

Ứng dụng của bulong neo tại vị trí chân cột trong xây dựng

2. Các loại mô hình bu lông neo trong sơ đồ chịu lực của kết cấu

Trước khi thi công, việc lựa chọn loại bulong neo móng và mô hình lắp đặt là rất quan trọng. Các kỹ sư cần mô hình hóa sơ đồ chịu lực, phân tích khả năng các lực tác động để lựa chọn loại bulong neo có chiều dài, tiết diện, vật liệu phù hợp,...

Cụ thể có một số mô hình liên kết bu lông móng theo khả năng chịu lực được đưa ra từ phân tích của các kỹ sư như sau:  

  • Đối với kết cấu nhà công nghiệp một hay nhiều nhịp, có ít tầng: Sẽ sử dụng bulong theo mô hình dạng chân cột liên kết khớp
  • Đối với nhà thấp tầng, có khung giằng: Sử dụng bu lông liên kết với chân cột khớp
  • Với tòa nhà có nhiều tầng, nhiều nhịp: Sử dụng bulong neo tại vị trí chân cột liên kết ngầm
  • Với dạng nhà xe có một cột, mái dạng dầm hẫng, trụ cổng: Sử dụng bulong neo móng tại chân cột liên kết ngầm,...

 

Dựa trên những mô hình kết cấu chịu lực, các kỹ sư sẽ lựa chọn được kích thước và kiểu bu lông phù hợp nhất. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng, đảm bảo việc lắp đặt bu lông neo diễn ra nhanh chóng, chắc chắn và an toàn.

>>> Xem thêm: Tính toán bu lông neo chân cột

3. Quy trình lắp đặt bu lông neo nhanh và chắc chắn

Sau khi lựa chọn đúng loại bu lông neo cho công trình, việc tiếp theo có vai trò quyết định rất lớn tới chất lượng của kết cấu là quá trình lắp đặt. Dưới đây là 8 bước cơ bản để lắp đặt bu lông neo một cách nhanh chóng và chắc chắn:

Bước 1: Xác định tâm cột, khoảng cách giữa các bu lông neo và định vị bu lông theo đúng tim cốt và cao độ yêu cầu

Bước 2: Dùng sắt D8 hoặc D10 để siết các bu lông neo, có thể cùm chúng vào sắt chính của dầm móng hoặc sắt chính của chân cột, đảm bảo bulong neo không bị xê dịch trong quá trình đổ bê tông móng. 

Bước 3: Tiến hành kiểm tra và định vị lại phần tim của mỗi cụm bulong bằng các công cụ chuyên biệt để đảm bảo sự chính xác, an toàn.

Bước 4: Kiểm tra phần bu lông chôn trong trong bê tông và phần nhô ra ngoài cao bao nhiêu so với phần cốt trong bản thiết kế. Độ chênh lệch được xác định khoảng +/-0.00m so với bản vẽ kỹ thuật (thường là khoảng 100mm).

Mô hình kết cấu bulong neo trong thi công chân cột

Mô hình kết cấu bulong neo trong thi công chân cột
 

Bước 5: Cố định thật chắc chắn các cụm bulong neo móng với phần thép chủ bên trong, sao cho phần tiếp xúc với chân cột nằm trên cùng một mặt phẳng, đều nhau, vuông góc với mặt  phẳng chịu lực (mặt bản mã, mặt bê tông).

Bước 6: Trước khi đổ bê tông cần tiến hành kiểm định tọa độ bằng máy kinh vĩ và kiểm tra độ ổn định của từng cụm bulong neo móng. Tiến hành bọc các đầu ren của bulong để tránh làm kẹt ren trong quá trình đổ bê tông.

Bước 7: Trong quá trình đổ bê tông phải theo dõi kỹ từng vị trí chân cột, nếu có sự chuyển động, lung lay của bulong hay cum bulong nào đó thì cần điều chỉnh lại cho chắc chắn rồi mới tiến hành đổ bê tông tiếp.

Bước 8: Sau thi công cần lập bảng kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng tim, cốt đối với các liên kết bu lông neo đã được lắp dựng.

Việc định vị chính xác và ổn định các cụm bulong neo móng trong quá trình xây dựng sẽ giúp việc lắp đặt hệ thống cột trụ trong tương lai dễ dàng hơn, đảm bảo cho một kết cấu đồng nhất, chịu tải trọng tốt và an toàn hơn.

>>> Xem thêm: Bảng tra bu lông neo theo từng cấp bền

4. Những lưu ý khi lắp đặt bulong neo móng

Sau khi đã cố định bu lông neo móng, kết cấu cột xà chưa có thể chưa liên kết chắc chắn vào nhau nên dễ mất ổn định khi gặp gió bão, hay lực tác động mạnh từ bên ngoài. Lúc này có thể xảy ra hiện tượng cột thép bị đổ, bu lông móng bị nhổ lên làm hỏng kết cấu.

Để tránh những sự cố phát sinh ngoài mong muốn, người thi công hoặc người giám sát công trình cần lưu ý một số điều sau:  

  • Chọn đúng loại bulong neo móng, đảm bảo đáp ứng tốt các yêu cầu về kỹ thuật, đặc biệt là độ bền và khả năng chịu lực
  • Lắp đặt có quy trình, có kiểm tra giám sát để đảm bảo chất lượng kết cấu chịu lực là tốt nhất
  • Khi lắp đặt, không dựa hết các lực vào bu lông neo móng mà phải chuẩn bị thêm giằng, kèo, cột hỗ trợ
  • Sau khi đã lắp hoàn thiện khoang giằng cứng, cần kiểm tra và căn chỉnh độ chính xác của khung như cao độ, độ lệch cho phép, độ võng… rồi mới triển khai lắp các khung tiếp theo vào khung giằng chính
  • Sau thi công, khi lái cẩu/ xe di chuyển trong công trình phải luôn tỉnh táo và tập trung tránh va chạm, một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra hư hại lớn và mất an toàn cho người xung quanh
  • Trong điều kiện thời tiết không thuận lợi như mưa bão có thể dừng thi công, tránh làm nhanh, làm ẩu khiến hư hại kết cấu chịu lực,...


Nhìn chung bulong neo có vai trò rất quan trọng đối với kết cấu chịu lực tại các công trình, chính vì vậy biện pháp thi công đúng cách, chắc chắn và an toàn là yếu tố ưu tiên hàng đầu mà các kỹ sư cần phải chú ý. 

 Bulong neo móng hình chữ L Thịnh Phát
Bulong neo móng hình chữ L Thịnh Phát

 

 Bulong neo móng hình chữ J Thịnh Phát
Bulong neo móng hình chữ J tại Thịnh Phát

 

Sản phẩm bulong móng chất lượng tại nhà máy Thịnh Phát

Sản phẩm bulong móng chất lượng tại nhà máy Thịnh Phát

Sản phẩm bulong neo móng Thịnh Phát kết cấu bền chỉ, chịu lực tốt, cam kết đem tới giải pháp thi công chắc chắn, an toàn cho mọi công trình.

  • Bao gồm bu lông neo kiểu J, bu lông neo kiểu L được chế tạo từ vật liệu thép
  • Xử lý bề mặt với lớp mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, chống oxy hóa, độ bền tốt
  • Kích thước đa dạng với đường kính từ M10-M30, chiều dài ren 50-150mm, chiều dài bulong nhận gia công theo yêu cầu,...


Bulong Thịnh Phát được sản xuất trực tiếp tại nhà máy không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn giữ được mức giá tốt tận xưởng, đảm bảo hiệu quả và tối ưu ngân sách cho dự án của khách hàng.

Ngoài bulong neo móng, Thịnh Phát còn cung ứng đa dạng các loại bulong khác như: bulong lục giác, bulong ren suốt, bulong ren lửng, Ubolt, Ula, bulong nấm,...

>> Để tìm hiểu chi tiết về các sản phẩm này, mời Quý khách tham khảo thêm tại danh mục:
https://thinhphatict.com/bu-long 

Hoặc liên hệ trực tiếp với Thịnh Phát theo thông tin sau đây để được hỗ trợ. Hân hạnh đón tiếp!

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com