Tính toán bu lông neo chân cột

Bu lông neo hay còn gọi là bu lông móng là sản phẩm vô cùng quan trọng trong thi công xây dựng, đặc biệt là trong việc thi công nhà xưởng công nghiệp. Tuy nhiên, để lựa chọn được bu lông neo có tiêu chuẩn phù hợp và đảm bảo khả năng chịu lực cho từng công trình thì cần phải có phương pháp tính toán chính xác. Bài viết dưới đây, Thịnh Phát sẽ cung cấp cho bạn thông tin khái quát về việc tính toán bu lông neo chân cột và những biện pháp thi công sản phẩm này.

1. Bu lông neo là gì?

Bu lông móng

Bulong neo hay còn gọi là bulong móng (Có tên tiếng anh là Anchor bolt) là chi tiết lắp ghép giúp tạo liên kết ở chân móng của cột với nền. Bulong này được sử dụng trong thi công hệ thống cột điện, cột đèn, các trụ móng và được sử dụng trong các công trình xây dựng.

Việc sử dụng bu lông neo chân cột giúp cố định cột vào dầm móng và chống. Ngoài ra nó còn giúp cho việc truyền lực từ cột sang hệ thống móng tốt hơn. Người thiết kế cần tính toán để đưa ra thiết kế phù hợp và an toàn. Để tìm hiểu thêm về sản phẩm bu lông móng dùng để làm gì, bạn có thể truy cập đường link dưới đây:

>> https://thinhphatict.com/bulong-mong-dung-de-lam-gi

2. Cách tính toán bu lông neo chân cột

Bulong neo chân cột

Cần phải tính toán bulong neo chân cột do áp lực ngang từ việc rung lắc trong quá trình đổ bê tông, quá trình đầm chấn động của hỗn hợp bê tông lên hệ ván khuôn hoặc do hỗn hợp bê tông tươi. Hầu hết tất cả những hệ ván khuôn và thanh nẹp sẽ truyền đến các thanh chống ống thép.

>> Xem thêm: Sản phẩm bulong Thịnh Phát

Các thanh chống ống thép sẽ trực tiếp truyền lực lên đoạn dầm đỡ và chính cá thanh cốt thép bu lông neo sẽ là nơi cuối cùng chịu toàn bộ lực đến từ tác dụng lực của đoạn dầm đỡ.

Sau quá trình phân tích thì các kĩ sư thiết kế cần phải áp dụng công thức tính toán bu lông neo chân cột như dưới đây để có biện pháp thi công phù hợp:

  • Đối với nhà công nghiệp một hay nhiều nhịp có ít tầng: Sử dụng chân cột liên kết khớp.
  • Đối với nhà thấp không có nhiều tầng, khung giằng: Sử dụng liên kết với chân cột khớp.
  • Đối với nhà nhiều tầng và nhiều nhịp: Sử dụng chân cột liên kết ngầm.
  • Đối với nhà xe một cột, mái dạng dầm hẫng: Sử dụng chân cột liên kết ngầm.
  • Đối với trụ cổng, trụ đèn chiếu sáng: Sử dụng chân cột liên kết ngầm.
  • Đối với việc mô hình hóa chính xác sẽ cho ra sơ đồ lực sát nhất với thực tế chịu lực của kết cấu. Trên cơ sở phân tích mặt lợi hại các kĩ sư công trình sẽ đưa ra những lựa chọn về kích thước và kiểu bulong phù hợp nhất.

Nếu trong quá trình thiết kế có bất cứ sự nghi ngờ nào trong việc lựa chọn mô hình tính, các kĩ sư cần phải phân tích rõ sơ bộ sơ đồ nội lực của kết cấu. Tính toán được các chuyển vị có khả năng sẽ gây nguy hiểm để đưa ra những lựa chọn nhập bu lông neo đảm bảo yếu tố kĩ thuật và phải thật an toàn cho công trình.

Thông thường, bulong, đai ốc, ty ren Thịnh Phát, ê cu,... là những sản phẩm chứa bước ren. các sản phẩm này không tách rời riêng biệt mà thương kết hợp với nhau tạo nên một hệ ren có vai trò đảm bảo an toàn cho sản phẩm cơ khí, hỗ trợ hoạt động thi công xây dựng và rất nhiều lĩnh vực khác của đời sống. 

Ty ren treo kẹp xà gồ

>> Xem thêm: Một số khái niệm về ren và lắp ghép ty ren

Tuy nhiên trong quá trình lựa chọn ty ren, bulong,... chúng ta cần chú ý đến bước ren có chất lượng hay không. Nếu ty ren, bulong không đạt chuẩn về khả năng chịu lực, khi sử dụng rất dễ bị tụt renhoặc nứt gãy rất nguy hiểm. Để nhận biết thế nào là ty ren chất lượng và kém chất lượng, hãy cùng theo dõi ngay video dưới đây của Thịnh Phát:

3. Biện pháp thi công bu lông neo chân cột

Bulong neo chân cột dùng trong thi công xây dựng nhà xưởng

Sau khi đã tính toán bu lông neo chân cột đáp ứng được các yêu cầu về mặt kĩ thuật thì công việc thi công việc thi công lắp đặt cũng cần phải được đảm bảo có độ chính xác nhất để phát huy được tối đa vai trò của bu lông neo chân cột.

  • Cần định vị được chính xác vị trí sẽ lắp bu lông móng, xác định tim cột, khoảng cách giữa các bulong neo.
  • Dùng sắt D8 hay D10 để cùm chân bu lông neo nhằm đảm bảo bu lông không bị dịch chuyển trong quá trình thi công bê tông chân móng. Có thể cùm chân bu lông neo vào sắt chủ của dầm móng hoặc sắt chủ chân cột.
  • Tiến hành kiểm tra phần chôn trong bê tông và phần nhô lên phía bên ngoài bê tông cần đảm bảo chính xác. Bên cạnh đó, cần tiến hành kiểm tra cao độ đỉnh hoàn thiện của bu lông neo. Thông thường, phần nhô lên sẽ được thiết kế theo tiêu chuẩn là 100mm.
  • Bản mã được lắp đặt để phần tiếp xúc với chân cột phải trên cùng một mặt phẳng và đều nhau. Đảm bảo tính đồng bộ và khả năng truyền lực của cột lên hệ thống móng của nhà xưởng.
  • Cần bọc lại phần đầu ren để tránh bị bê tông bám vào trong quá trình thi công đổ bê tông. Từ đó giúp cho việc lắp đặt cột dễ dàng hơn.
  • Trước khi thực hiện việc đổ bê tông cần nghiệm thu lại tọa độ bằng máy kinh vĩ và kiểm tra độ ổn định của từng cụm bu lông.
  • Quá trình đổ bê tông cần giám sát kĩ từng vị trí chân cột, nếu xảy ra sự dịch chuyển bu lông hoặc cụm bu lông cần điều chỉnh lại cho đúng.

>> Xem thêm: Các loại mác thép thường được sử dụng để làm bulong

4. Ứng dụng của bu lông neo chân cột

Bu lông neo móng

Bu lông neo chân cột được làm từ chất liệu thép hoặc inox nên độ bền của chúng khá cao, ít bị ăn mòn bởi những tác động từ bên ngoài như môi trường bụi, biển,… Loại bu lông này nếu được sản xuất theo đúng tiêu chuẩn chất lượng sẽ ít bị hư hỏng trong quá trình sử dụng. Bởi vậy nên chúng được ứng dụng khá phổ biến.

Bu lông neo thường được dùng cho việc liên kết kết cấu nền với phần nổi của công trình để hợp thành một khối liên kết thống nhất. Trong thi công cột đèn chiếu sáng, loại bu lông này có tác dụng kết nối nền với chân cột giúp cột đèn vững chắc.

Loại bu lông này được làm bằng chất liệu inox cao cấp hoặc thép không gỉ nên có độ bền cao và được sử dụng rộng rãi trong nhiều môi trường khác nhau.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá bu lông, đai ốc tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com