Ứng dụng của bột sơn tĩnh điện

Hiện nay, loại bột sơn tĩnh điện được sử dụng rộng rãi trên thị trường như các sản phẩm dân dụng hay các ngành công nghiệp. Công nghệ sơn tĩnh điện đang dần khẳng định được những ưu điểm vượt trội so với phương pháp sơn truyền thống. Vậy ứng dụng của bột sơn tĩnh điện là gì? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây của Thịnh Phát nhé!

1. Sơn tĩnh điện là gì?

1.1. Khái niệm

Sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện có tên gọi tiếng anh là Electrostatic Powder Coating. Nó được phát minh bởi TS.Erwin Gemmer sau khi trải qua nhiều lần nghiên cứu vào năm 1950.  

Sơn tĩnh điện được phủ dưới dạng bột khô được gia nhiệt, hay còn gọi là nhựa nhiệt dẻo. Khác với các loại sơn lỏng thông thường là dùng nước hoặc dung môi, sơn tĩnh điện sử dụng phương pháp tích điện cho bột sơn nhằm tạo nên liên kết bền vững với các chi tiết cần phủ. Theo nguyên lý hoạt động, dòng điện mang điện tích dương (+) sẽ luôn gắn chặt với điện tích âm (-). Bởi vậy nên sơn tĩnh điện mang lại chất lượng đồng đều và gắn chặt với bề mặt.

Sơn tĩnh điện được sử dụng phổ biến trong ngành vật tư phụ trợ cơ điện. Đặc biệt là với sản phẩm thang cápThang cáp/ thang máng cáp là thang dẫn dùng cho việc lắp đặt dây dẫn trong các công trình, dự án nhà công nghiệp. chung cư cao tầng, trung tâm thương mại. Vậy thang cáp có những hướng đi dây điện nào? Click ngay đường link dưới đây để tìm lời giải đáp nhé:

>> https://thinhphatict.com/thang-mang-cap-co-nhung-huong-di-day-dien-nao

Hệ thống thang cáp ngoài trời

1.2. Thành phần của sơn tĩnh điện

Bột sơn tĩnh điện là dạng bột hỗn hợp được sản xuất từ bột sơn bao gồm các nguyên liệu: Hợp chất polymer hữu cơ (Organic Polymer), curatives, chất làm đều màu, bột màu và các chất phụ gia khác. Sau đó các chất này sẽ được trộn lại với nhau và được làm nóng chảy để tạo thành một hỗn hợp đồng nhất. Tiếp theo đó hợp chất này sẽ được làm nguội và nghiền thành dạng bột mịn, được gọi là bột sơn tĩnh điện.

Sơn tĩnh điện màu xanh

Hiện nay, trên thị trường có 4 loại bột sơn tĩnh điện phổ biến là:

  • Bóng (Gloss)
  • Mờ (Matt)
  • Cát (Texture)
  • Nhăn (Wrinkle)

1.3. Phân loại sơn tĩnh điện

- Phân loại theo tính chất gồm 2 loại:

  • Sơn tĩnh điện khô: Sử dụng bột tĩnh điện để làm sơn cho sắt, thép, inox
  • Sơn tĩnh điện ướt: Sử dụng dung môi để làm sơn cho gỗ, nhựa, kim loại….

Trong đó, sơn tĩnh điện khô được sử dụng phổ biến cho sản phẩm thang cáp Thịnh Phát tại Hà Nội. Tìm hiểu ngay danh sách 10 phụ kiện thang cáp thông dụng tại đây!

Thang cáp Thịnh Phát

- Phân loại theo chức năng gồm 5 loại:

  • Bột Sơn Polyeste: đây là loại sơn phổ biến nhất, có ưu điểm là độ bền cao, chịu được ánh năng mặt trời.
  • Bột Sơn Epoxy: thường sử dụng để chống va đập, bám dính, xói mòn
  • Bột Sơn Acrylic: Thường được sử dụng chủ yếu trong lớp sơn trong, tạo ra độ mịn màng cho bề mặt và có tác dụng kháng lại hóa chất tốt
  • Bột Sơn Fluoropolymer: thường được dụng cho sơn ngoài trời
  • Bột Sơn hybrid (Epoxy-Polyester): có chi phí thấp, sử dụng trên nhiều bề mặt vật liệu.

>> Xem thêm: Lợi thế của sơn tĩnh điện so với sơn lỏng thông thường

2. Ứng dụng của bột sơn tĩnh điện

Ứng dụng bột sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện hoạt động chủ yếu dựa trên nguyên lý tĩnh điện trong vật lý hiện đại. Nên nó phù hợp với các vật liệu kim loại và thường được sử dụng trong gia đình và các thiết bị máy móc công nghiệp, hay các thiết bị vật tư phụ trợ cơ điện.

Các ứng dụng của bột sơn tĩnh điện bao gồm:

  • Sơn kệ sắt thép mạ kẽm, hàng rào mạ kẽm, khung cửa sắt, cổng nhôm,…
  • Ứng dụng trong công nghệ ô tô, xe máy như: khung xe, nắp capo, mâm xe, tay nắm cửa, bộ tản nhiệt, bộ lọc,…
  • Ứng dụng trong các thiết bị gia dụng: Mặt trước và mặt bên của tủ lạnh, vỏ máy giặt, vỏ cục nóng máy lạnh, thùng máy sấy, máy điều hòa không khí, máy nước nóng, kệ để chén đĩa, lò vi sóng, lò nướng, khung võng kim loại… và rất nhiều các vật dụng trong gia đình khác.
  • Ứng dụng trong kiến trúc, trang trí nhà cửa: Thang cáp sơn tĩnh điện, khung cửa, cửa ra vào, đồ nội thất, cột đèn,…
  • Ứng dụng trong các sản phẩm hàng ngày: Có nhiều thiết bị cần sử dụng đến bột sơn tĩnh điện như thiết bị chiếu sáng, ăng ten và các bộ phận điện khác.

3. Nguyên lý hoạt động của sơn tĩnh điện

Sơn tĩnh điện hoạt động dựa vào nguyên lý tạo ra lớp phủ trên bề mặt vật liệu bằng cách sử dụng súng phun sơn. Chúng ta sẽ cần phun lớp phủ đã được tích điện gồm có súng phun sơn và hệ thống dây chuyển tự động. Ngoài ra, để đảm bảo được nguyên lý và quy trình sơn tĩnh điện, bạn sẽ cần phải đầu tư thêm buồng phun sơn, thu hồi sơn, buồng hấp, buồng sấy, máy nén khí, máy tách ẩm và bồn hóa chất để xử lý bề mặt vật liệu trước khi sơn.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá thang cáp và phụ kiện tại Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com