Tại sao Việt Nam lại nhập siêu quá nhiều từ Trung Quốc? Nghiên cứu “Tương lai nào cho ngành thép Việt Nam?” của một nhóm tác giả đã đưa ra câu trả lời quan trọng cho vấn đề này.
Thép luôn được coi là vật liệu xây dựng để cho ra đời các sản phẩm như thanh ren, ty ren , đai treo ống,.. Đây cũng là ngành chiến lược của Việt Nam kể từ giữa thế kỷ 20 đến nay. Các chính sách phát triển chủ yếu tập trung vào doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đặc biệt là Tổng công ty Thép Việt Nam (VNSTEEL) với mong muốn doanh nghiệp này sẽ trở thành một “POSCO” của Việt Nam. Tuy nhiên, ngành thép Việt Nam nói chung, VNSTEEL nói riêng là một bức tranh tương phản so với câu chuyện của Hàn Quốc và POSCO. Đây là một bài học rất đắt giá đối với chúng ta.
1. 5 nhân tố quyết định thành công của POSCO
Có ít nhất năm yếu tố then chốt làm nên sự thành công của POSCO nói riêng và ngành thép Hàn Quốc nói chung, trong đó:
-Sự hỗ trợ và quyết tâm của chính phủ đóng vai trò quan trọng
-Việc để POSCO thành lập theo Luật thương mại với cơ chế quản trị và điều hành như một công ty tư nhân thay vì là một DNNN cũng góp phần dẫn đến thành công.
- Môi trường cạnh tranh đã làm POSCO nói riêng, các doanh nghiệp Hàn Quốc nói chunglà khắc nghiệt và cơ chế phần thưởng cho người làm tốt hay nói cách khác là nguồn lực hỗ trợ những doanh nghiệp hiệu quả đã buộc các doanh nghiệp Hàn Quốc phải cạnh tranh với nhau để giành lấy nguồn hỗ trợ này.
-Tinh thần doanh nhân công và sự quyết tâm của những người lãnh đạo trong ngành thép đóng vai trò cực kỳ quan trọng.
- Nhà nước đã hạn chế tối đa vai trò của mình đối với quá trình vận hành của POSCO với phần sở hữu của nhà nước chỉ có 56,2%.
POSCO- nhà sản xuất thép số 1 Hàn Quốc
2. Câu chuyện của VNSTEEL
Con số 170 triệu USD vốn ODA từ Trung Quốc đã được dành đầu tư ngành thép Việt Nam. Nếu loại trừ trượt giá thì con số này cũng trên 50 triệu USD quy về năm 1968 hay tương đương một nửa số vốn ban đầu Hàn Quốc dành đầu tư ngành thép của họ. VNSTEEL đã được kỳ vọng trở thành “POSCO” của Việt Nam, trong đó Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) ra đời từ năm 1959 được xem là “quả đấm thép” của VNSTEEL. Vào năm 1995, tổng lượng thép sản xuất (cán) của VNSTEEL là 362.000 tấn, chiếm 70% tổng sản lượng thép sản xuất và 22% lượng thép tiêu thụ trong nước (1,6 triệu tấn).
Quy trình sản xuất thép tại nhà máy thép Hòa Phát
Với bề dày hơn nửa thế kỷ, được xem là trụ cột của VNSTEEL, nhưng TISCO hiện tại lại là gánh nặng chứ không phải điểm sáng của ngành thép Việt Nam. Khoản đầu tư 170 triệu USD nêu trên để thực hiện dự án mở rộng TISCO giai đoạn 1 đã không tạo ra sự thần kỳ cho ngành thép Việt Nam. Dự án mở rộng giai đoạn 2 của TISCO đang gặp nhiều khó khăn và gần đây Thủ tướng Chính phủ đã phải chỉ đạo Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) rót vốn, mà thực chất giải cứu TISCO. Số vốn tăng lên song chất lượng ở đâu?
3. Tương lai nào cho ngành thép Việt Nam
Hàn Quốc đã dựa vào Nhật Bản để phát triển ngành thép. Do mức độ phát triển đã ở mức rất cao so với Hàn Quốc nên Nhật Bản không thấy áp lực cạnh tranh tiềm tàng, vì vậy họ đã giúp Hàn Quốc tạo thành công trong lĩnh vực này. CÒn với Việt Nam dựa vào tín dụng và hỗ trợ của Trung Quốc trong một thời gian rất lâu để phát triển ngành thép nhưng lại chênh lệch trình độ phát triển nên còn gặp khó khăn.
Thanh ren- sản phẩm từ thép
Ngành thép Việt Nam đang cần một lối thoát cho nhưng nỗ lực vươn xa cùng bạn bè quốc tế. Mặt khác, các sản phẩm từ thép chất lượng như thanh ren, đai treo, cùm treo ống, ốc vít,... cũng đang đợi để đến tay mọi nhà tiêu dùng khó tính trên thế giới.