TCVN là gì? Phân biệt TCVN và QCVN

Các tiêu chuẩn về định lượng, hạn mức cho phép, quy cách hay chất lượng sản phẩm được quy định rất cụ thể tại TCVN. Hiện nay, một số doanh nghiệp vẫn chưa nắm rõ được những tiêu chuẩn này nên việc cung cấp sản phẩm ra thị trường còn nhiều khó khăn. Vậy tiêu chuẩn TCVN là gì và cách để phân biệt TCVN và QCVN như thế nào, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. TCVN là gì?

TCVN là tiêu chuẩn Việt Nam (theo Pháp lệnh chất lượng hàng hóa năm 1999), nhưng đến khi Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật ra đời năm 2006 thì tiêu chuẩn Việt nam được chuyển thành Tiêu chuẩn quốc gia và lấy ký hiệu là TCVN. Kể từ đó, TCVN cũng được sử dụng làm tiền tố cho các bộ tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia của Việt Nam.

Các TCVN do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) và các bộ, ngành tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Hiện nay đã có hàng nghìn TCVN bao gồm tiêu chuẩn cơ bản, tiêu chuẩn thuật ngữ, tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật, tiêu chuẩn phương pháp thử và lấy mẫu, tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản; thuộc các lĩnh vực như cơ khí, luyện kim, giao thông vận tải, xây dựng, hóa chất, dầu khí, khoáng sản, nông nghiệp, thực phẩm, hàng tiêu dùng, môi trường, an toàn, điện, điện tử, công nghệ thông tin...

Sản phẩm ty ren Thịnh Phát cũng được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn TCVN 1916:1995.

Chứng nhận TCVN 1916:1995

>> Xem thêm: Các kích thước ty ren thông dụng nhất hiện nay

ty ren mạ m12

Ty ren Thịnh Phát

Căn cứ xây dựng TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam được xây dựng dựa trên những căn cứ cụ thể dưới đây:

  • Tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu vực, tiêu chuẩn nước ngoài.
  • Kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ, tiến bộ kỹ thuật.
  • Kinh nghiệm thực tiễn.
  • Kết quả đánh giá, khảo nghiệm, thử nghiệm, kiểm tra, giám định.

2. Phân loại TCVN

TCVN bao gồm các loại tiêu chuẩn sau đây:

  • Tiêu chuẩn thuật ngữ
  • Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật
  • Tiêu chuẩn phương pháp thử
  • Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

Ngoài TCVN, tiêu chuẩn UL cũng được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng để nâng tầm chất lượng sản phẩm. Để tìm hiểu chi tiết về tiêu chuẩn này, bạn có thể tham khảo đường link dưới đây:

>> https://thinhphatict.com/tieu-chuan-ul-la-gi

3. Cơ quan ban hành Tiêu Chuẩn Việt Nam

Các TCVN do Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam (thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng) và các bộ, ngành tổ chức xây dựng, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố. Cụ thể:

- Bộ trưởng, thủ quản cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc chính phủ tổ chức xây dựng dự thảo tiêu chuẩn quốc gia về đề nghị thẩm định, công bố tiêu chuẩn quốc gia.

- Bộ trưởng bộ khoa học và công nghệ tổ chức thẩm định và dự thảo tiêu chuẩn quốc gia và công bố tiêu chuẩn quốc gia.

- Các tổ chức xây dựng và dự thảo tiêu chuẩn cơ sở:

  • Tổ chức kinh tế
  • Cơ quan nhà nước
  • Đơn vị sự nghiệp
  • Tổ chức xã hội – nghề nghiệp

Tiêu chuẩn này được xây dựng bởi các bên liên quan theo nguyên tắc đồng thuận, các bên liên quan có thể là nhiều dạng tổ chức trong lĩnh vực công hoặc tư nhân. Chứng chỉ quy định đặc tính sản phẩm và yêu cầu kỹ thuật.

Hiện nay, TCVN có hàng ngàn tiêu chuẩn ở nhiều lĩnh vực, dịch vụ khác nhau. Ví dụ:

  • TCVN 1916:1995 là tiêu chuẩn cho sản phẩm ti ren

Sản xuất ty ren tại nhà máy Thịnh Phát

  • TCVN 7451:2004 là tiêu chuẩn cho sản phẩm cửa nhựa UPVC

4. Phân biệt TCVN và QCVN

Tiêu chí

TCVN

QCVN

Khái niệm

Quy định về đặc tính kỹ thuật nhằm phân loại, đánh giá để nâng cao chất lượng sản phẩm.

Quy định về mức giới hạn của đặc tính kỹ thuật và yêu cầu đối tượng bắt buộc phải tuân thủ.

Hệ thống ký hiệu

TCNV (Tiêu chuẩn quốc gia)

TCCS (Tiêu chuẩn cơ sở)

QCVN (Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia)

QCĐP (Quy chuẩn kỹ thuật địa phương)

Phân loại

Tiêu chuẩn cơ bản;

Tiêu chuẩn thuật ngữ;

Tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật;

Tiêu chuẩn phương pháp thử;

Tiêu chuẩn ghi nhãn, bao gói, vận chuyển.

Quy chuẩn kỹ thuật chung;

Quy chuẩn kỹ thuật an toàn;

Quy chuẩn kỹ thuật môi trường;

Quy chuẩn kỹ thuật quá trình;

Quy chuẩn kỹ thuật dịch vụ.

Nguyên tắc áp dụng

Tự nguyện

Bắt buộc

Trong thương mại

Sản phẩm không phù hợp tiêu chuẩn vẫn được phép kinh doanh bình thường.

Sản phẩm không đáp ứng các yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng sẽ không đủ điều kiện để kinh doanh.

Cơ quan công bố

Cơ quan nhà nước;

Đơn vị sự nghiệp;

Tổ chức xã hội – nghề nghiệp;

Tổ chức kinh tế.

Cơ quan nhà nước

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá ty ren và phụ kiện tại Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com