Ngành công nghiệp thép Việt Nam những năm gần đây

 

Thép là một trong những loại nguyên liệu quan trọng dùng cho sản xuất các loại vật tư phụ trợ xây dựng như  thanh ren, ty ren, bu long, ốc vít, kẹp treo ty, đai treo ống, kẹp xà gồ…và rất nhiều lĩnh khác. Hoạt động thi công xây dựng cầu đường, trung tâm thương mại, nhà xưởng, xí nghiệp, hoạt động lắp ghép cơ khí, máy móc, nội thất ngày càng nở rộ do quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và do nhu cầu ngày một lớn của con người. Ngành công nghiệp thép ngày càng phát triển, các doanh nghiệp cũng không ngừng nỗ lực mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước.

  1. Cung - cầu ngành thép

1.1 Cung

Theo Bộ Công Thương, trong 7 tháng đầu năm 2015, sản lượng sản xuất sắt thép thô đạt 2.132,7 nghìn tấn, tăng 2,4% so với cùng kỳ; sản lượng thép cán đạt 2.370,7 nghìn tấn, tăng 19% so với cùng kỳ năm 2014; sản lượng thép thanh, thép góc đạt 2.176,3 nghìn tấn, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm 2014.

Sản xuất thép

Nguyên liệu thép tròn

Theo số liệu của Tổng Cục Hải Quan, xuất khẩu sắt thép các loại trong 8 tháng đầu năm đạt 1,6 triệu tấn, giảm 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái; đạt trị giá 1,246 tỷ USD, giảm 14,2%. Xuất khẩu giảm là do các vụ kiện chống bán phá giá đưa ra ngày một nhiều, với mục đích nhằm bảo vệ hàng sản xuất kinh doanh trong nước.

2.2 Cầu

Tiêu thụ nội địa: Theo VSA, trong tháng 8, tiêu thụ thép đạt 936.753 tấn, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, tiêu thụ trong nước đạt 779.319 tấn, chiếm khoảng trên 73%; xuất khẩu đạt 157.434 tấn. Trong 8 tháng đầu năm, tiêu thụ thép xây dựng đạt 4.074.107 tấn, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2014.

Nhập khẩu của Việt Nam: Theo Tổng Cục Hải Quan, trong 8 tháng đầu năm 2015, lượng sắt thép cả nước nhập về là 9,91 triệu tấn, tăng 41,1% về lượng. Đơn giá nhập khẩu sắt thép các loại bình quân trong thời gian này giảm 22,7% nên trị giá nhập khẩu là 5,14 tỷ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm 2014.

Sắt thép các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 8 tháng qua từ Trung Quốc là gần 6 triệu tấn,tăng mạnh 79,4%; Nhật Bản:1,69 triệu tấn, tăng 13,8%; Hàn Quốc: 1,14 triệu tấn, tăng 26,7%…so với 8 tháng/2014. 

Sản xuất thanh ren nhiệt luyện

Nhiệt luyện thép 

Tổng trị giá nhập khẩu các sản phẩm từ thép của cả nước là 2,7 tỷ USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm 2014. Nhập khẩu từ Trung Quốc đạt hơn 952 triệu USD, tăng 56,5%; từ Hàn Quốc hơn 764 triệu USD tăng 85,6% so với cùng kỳ năm trước.

Theo dự báo của VSA, ngành công nghiệp thép VN sẽ tăng trưởng khoảng 15% trong năm 2016. Tuy nhiên, các chuyên gia trong ngành cũng khuyến cáo rằng việc đối mặt với rất nhiều vụ kiện phòng vệ thương mại của các nước trong thời gian qua sẽ gây không ít khó khăn cho ngành thép năm nay.

 

  1. Chính sách của nhà nước

Rà soát thuế chống bán phá giá với thép không gỉ

 Ngày 25/8, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) thông báo tiếp nhận hồ sơ yêu cầu rà soát hàng năm áp dụng biện pháp chống bán phá giá một số sản phẩm thép không gỉ cán nguội xuất xứ từ Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và lãnh thổ Đài Loan.

Quản lý chặt thép nhập bằng giấy phép nhập khẩu tự động

Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 12 về việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động (trở lại) đối với việc nhập khẩu sản phẩm thép kể từ ngày 26/7/2015.

Thanh ren vuông trong ngành thi công xây dựng

Thanh ren vuông trong ngành thi công xây dựng

Theo đó, Thông tư 12 quy định việc áp dụng chế độ cấp phép nhập khẩu tự động đối với việc nhập khẩu sản phẩm thép. Đối với sản phẩm thép là hàng tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu, quá cảnh; hàng nhập khẩu không nhằm mục đích thương mại không thuộc phạm vi điều chỉnh của Thông tư này và được thực hiện theo các quy định quản lý hiện hành.Thông tư 12 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 26/7/ 2015.

Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu

Nghị định 38 /2015/NĐ-CP về quản lý chất thải và phế liệu có hiệu lực từ 15/6/2015. Nghị định hướng tới mục tiêu chính là siết chặt quản lý chất thải và phế liệu, không để tình trạng nhập khẩu rác công nghiệp gây ô nhiễm, mất kiểm soát môi trường bất cập như thời gian qua.

Mức thuế suất thuế nhập khẩu mặt hàng bằng sắt hoặc thép giảm xuống còn 10%

Ngày 29/6/2015, Chính phủ ban hành Thông tư 101/2015/TT-BTC bổ sung danh mục nhóm mặt hàng và mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi riêng đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiện và bộ phận phụ trợ để sản xuất các sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm thuộc chương 98 của Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi ban hành kèm theo Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Thông tư chính thức có hiệu lực kể từ ngày 13/8/2015. Theo đó, mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với các mặt hàng bằng sắt hoặc thép thuộc mã hàng 7326.90.99 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi sẽ được sửa đổi còn 10%.

Mùa xây dựng cuối năm sẽ là điểm nhấn tạo nên sức sống cho thị trường thép xây dựng, các sản phẩm vật tư phụ trợ như thanh ren vuông, ty ren, thanh ren nhiệt luyện, thanh ren cấp bền dùng trong thi công xây dựng, ghép cốp pha; các loại vật liệu khác như bu lông, đai treo ống, kẹp treo ty, kẹp xà gồ… chắc chắn sẽ được các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất hơn nữa để cung ứng ra thị trường.

Vấn đề đặt ra, nhu cầu tăng cao, khiến việc sản xuất diễn ra ồ ạt, thậm chí nhiều doanh nghiệp tung ra thị trường những sản phẩm kém chất lượng, làm lũng đoạn thị trường, đẩy người tiêu dùng vào “rối ren” để chọn lựa những sản phẩm chất lượng tốt nhất. Khi ấy, khách hàng cần phải là người tiêu dùng thông thái để đặt niềm tin vào những doanh nghiệp úy tín trên thị trường để có thể đảm bảo chất lượng cho sản phẩm của mình.