Kinh nghiệm bố trí thép dầm

Cốt thép dầm là cụm từ đã quá quen thuộc với những người làm việc trong lĩnh vực xây dựng. Trong đó, vấn đề luôn được đội ngũ kĩ sư, nhân công quan tâm chính là cách bố trí cốt thép dầm, nguyên tắc bố trí cốt thép dầm. Bài viết dưới đây, Thịnh Phát sẽ giới thiệu đến bạn đọc những kiến thức bổ ích về kinh nghiệm bố trí thép dầm. 

Sau khi đã xây dựng xong phần thô của công trình bao gồm làm thép dầm,... chủ đầu tư cần quan tâm đến việc hoàn thiện công trình bằng các vật tư phụ trợ cơ điện như máng cáp, ty ren, đai treo ống, thanh unistrut,... Mời bạn đọc cùng tham quan nhà máy sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện Thịnh Phát qua video dưới đây:

>> Xem thêm: Công ty sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện (ME) uy tín nhất tại Hà Nội

Bố trí thép dầm sẽ được phân ra theo tiết diện ngang và tiết diện dọc. Chính vì vậy, kinh nghiệm bố trí thép dầm cho mỗi loại tiết diện cũng sẽ không giống nhau. Bạn đọc cần phân biệt rõ 2 loại này để tránh áp dụng nhầm lẫn.

Bố trí thép dầm trong thi công

1. Kinh nghiệm bố trí thép dầm trên tiết diện ngang

Đối với tiết diện ngang chúng ta cần lưu ý những vấn đề sau:

1.1. Chọn đường kính cốt thép dầm dọc

Thép dầm

Bố trí thép dầm thì đường kính cốt thép bao nhiêu sẽ ảnh hưởng đến phần dầm của công trình. Theo đó, dầm sàn đường kính cốt thép có kích thước từ 12 – 25mm. Mức tùy chỉnh đường kính này có thể lên tới 32mm. Chỉ cần đảm bảo đường kính không vượt quá 1/10 chiều rộng của dầm là được.

Thép dầm được làm từ thép CT3, đây là loại thép có độ bền cao, được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong đó có ty ren cũng được chế tạo từ loại thép này. Để tìm hiểu về ty ren chất lượng và ty ren kém chất lượng, bạn có thể tham khảo đường link phía dưới đây:

>> https://thinhphatict.com/nhan-biet-thanh-ty-ren-chat-luong-va-kem-chat-luong

Chú ý: Không nên thi công quá 3 đường kính cốt thép chịu lực cùng lúc trên mỗi dầm, chúng nên được cách nhau tối thiểu 2mm.

1.2. Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm

Lớp bảo vệ cho cốt thép dầm là một lớp rất quan trọng. Cần biết lớp bảo vệ cốt thép chịu lực C1 và C2 là khác nhau, độ dày lớp bảo vệ C áp dụng không được quá bé. Đặc biệt là khi so với đường kính cốt thép. Ngoài ra, chúng không được nhỏ hơn giá trị Co.

Cốt thép chịu lực: Bản và tường có chiều dày từ 100m trở xuống, Co = 10mm. Chiều dày từ 100mm trở lên, Co = 15mm. Còn với dầm và sườn thì chiều cao từ 250mm trở xuống, Co = 15mm. Nếu dầm và sườn cao trên 250mm, Co = 20mm.

1.3. Khoang hở của cốt thép dầm

Khoảng hở giữa 2 mép cốt thép không được nhỏ hơn đường kính cốt thép. Khi cốt thép đặt thành 2 hàng, lúc này hàng phía trên to sẽ là 50mm. Cần chú ý trong mỗi vùng đặt cốt thép thành nhiều hàng thì không được đặt cốt thép ở hàng trên vào khe hở ở hàng dưới.

Nếu trong điều kiện chật chội nhưng phải dùng đến nhiều cốt thép thì nên chọn phương pháp bố trí theo cặp, không có khe hở giữa chúng.

1.4. Giao nhau của cốt thép dầm

Khi đặt cốt thép bên trên của dầm thành 2 hàng thì phải đặt cách ra để cốt thép phía trên của dầm chính được đặt vào khoảng giữa hai hàng đó. Lúc này nếu cốt thép phía trên của dầm chính cũng đặt thành hai hàng thì phải đặt cách ra để kẹp cốt thép của dầm sàn vào giữa.

2. Kinh nghiệm bố trí thép dầm trên tiết diện dọc

Ví dụ về cốt thép độc lập

Đối với tiết diện dọc, khi bố trí thép dầm cần lưu ý những nguyên tắc sau:

  • Cốt thép dọc chịu lực đặt ở trên momen âm. Còn vùng momen dương thì sẽ được đặt ở dưới. Chính vì vậy khi bố trí thép dầm, chúng ta cần chú ý để thực hiện cho đúng ở các vùng khác nhau.
  • Đặt cốt thép ở nơi có momen lớn nhất trong mỗi vùng đã được tính toán. Không nên lựa chọn những vùng momen nhỏ để đặt cốt thép, như vậy mới có thể bố trí dầm thép đạt chuẩn.
  • Cần đảm bảo lượng cốt thép còn lại có khả năng chịu lực momen uốn trên những tiết diện thẳng và nghiêng, đặc biệt là sau khi đã tiến hành uốn hoặc cắt.
  • Neo chắc chắn ở đầu các thành cốt thép chịu lực. Cần xác định chính xác để đảm bảo quy trình thực hiện theo phương dọc.

Cốt thép ở phía dưới và phía trên có thể lắp đặt phối hợp với nhau hoặc chúng ta cũng có thể lựa chọn cách đặt độc lập. Việc bố trí và lựa chọn vị trí thích hợp đặt cốt thép sẽ quyết định quy trình thực hiện dễ hay khó. Chính vì vậy, bạn cần đưa ra phương án an toàn, chính xác để không ảnh hưởng đến cách bố trí thép dầm.

>> Xem thêm: Sản phẩm thanh ren Thịnh Phát

3. Bố trí thép dầm 5m, 7m, 9m

Cốt thép dầm trong thi công

Bố trí thép dầm 5m: Đây là phương pháp bố trí phổ biến và được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Thép được bố trí 1 lớp dưới 3 thanh F16, lớp trên là thanh góc số 2 bố trí 2 thanh F16 và thanh số 3 bố trí 1 thanh F16. Khi bố trí hết chiều dài 5m sẽ giúp dầm có được sự chắc chắn và an toàn hơn.

Bố trí thép dầm 7m: Với thép dầm nhịp 7m thì cách bố trí cũng tương tự như thép dầm nhịp 5m. Bạn cần có sự tính toán và kinh nghiệm nhất định trong việc bố trí thép đai dầm.

Bố trí thép dầm 9m: Phương án sàn dự ứng lực cho nhịp 9m thường xuyên được áp dụng. Phương án này cho chiều dài sàn mỏng từ 20 – 22cm với hàm lượng thép trong sàn bé và có hiệu quả về mặt kinh tế. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chất lượng khi thi công dự ứng lực đòi hỏi nhà thầu phải có độ chuyên nghiệp cao cùng với hệ thống giám sát quản lý chất lượng chặt chẽ nhất.

>> Xem thêm: 6 phụ kiện thường dùng cho ty ren inox

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá thang máng cáp và phụ kiện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện từ năm 2005

VPGD: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Tel: (024)22 403 396 - (024)62 927 761

Mobile: 0904 511 158

Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Nhà máy 2: Yên Bình, Ý Yên, Nam Định.

Email: info@thinhphatict.com

Web: https://thinhphatict.com/