Máng cáp và máng lưới đều có công dụng là đi dây dẫn điện, dây cáp,... tại các trung tâm thương mại, nhà xưởng, chung cư, trường học,... Vậy khi nào nên dùng máng cáp thường và khi nào nên dùng máng lưới? Cùng tìm đáp án cho câu hỏi này ngay qua nội dung bài viết sau đây nhé.
1. Phân biệt máng cáp thường và máng cáp lưới
1.1. Máng cáp
Máng cáp/máng điện (Cable Trunking) là loại vật tư được ứng dụng rộng rãi trong ngành cơ điện, có vai trò quan trọng trong việc quản lý và dẫn hướng hệ thống dây dẫn.
Máng cáp có cấu tạo dạng hình hộp chữ nhật, phần thân kín, tại một số điểm sẽ được đục lỗ để dễ dàng kết hợp với các phụ kiện.
Máng cáp với cấu tạo kín hình hộp chữ nhật
Đặc điểm kỹ thuật của máng cáp điện:
- Vật liệu chế tạo: Thép, tôn đen sơn tĩnh điện, tôn mạ kẽm, inox
- Độ dày vật liệu: 1.0 - 2.0mm
- Chiều dài tiêu chuẩn: 3.0m
- Bản rộng: 100 - 1000mm
- Chiều cao cạnh: 50 - 100mm
- Xử lý bề mặt: Mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, sơn tĩnh điện
- Màu sắc:Trắng xanh hoặc đa dạng màu sơn tĩnh điện
>>> Nếu bạn đang quan tâm đến quy trình sản xuất ra một sản phẩm máng cáp chất lượng, dành chút thời gian theo dõi qua video dưới đây nhé!
Quy trình sản xuất máng cáp khép tín tại nhà máy Thịnh Phát
1.2. Máng cáp dạng lưới
Máng lưới (Mesh Tray) cũng là một loại máng cáp đi dây dẫn nhưng có cấu tạo đặc biệt hơn với kết cấu dạng lưới, được tạo thành từ việc hàn nối các thanh thép nhỏ đan xen với nhau.
Cấu tạo máng cáp dạng lưới
Đặc điểm kỹ thuật máng cáp lưới:
- Vật liệu chế tạo: Thép, inox
- Chiều cao: 50 - 100mm
- Bản rộng: 50 - 600mm
- Đường kính thép tròn: 4.0 - 5.0mm
- Chiều dài tiêu chuẩn: 3.0m
- Xử lý bề mặt: Mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, sơn tĩnh điện
- Màu sắc: Trắng xanh hoặc đa dạng màu sơn tĩnh điện theo yêu cầu
>>> Xem thêm: Máng lưới - Đặc điểm cấu tạo và thông số kỹ thuật
2. Khi nào dùng máng cáp lưới, khi nào dùng máng cáp thường?
Đều được sử dụng để quản lý, dẫn hướng hệ thống dây dẫn tại các công trình, tòa nhà, công xưởng,... vậy làm sao để biết khi nào thì nên dùng máng cáp và khi nào nên dùng máng lưới?
Tuy có công dụng và một số đặc điểm tương tự nhau nhưng giữa máng cáp và máng lưới có sự khác biệt rất rõ rệt về đặc điểm cấu tạo. Cụ thể:
- Máng cáp có cấu tạo dạng hình hộp chữ nhật kín, không chỉ dẫn hướng mà còn có tác dụng bảo vệ dây dẫn bên trong tránh khỏi các tác nhân gây hại như nắng mưa, bụi bẩn hay chuột bọ phá hoạt. Chính vì vậy máng cáp điện thường được ứng dụng:
- Đi hệ thống dây dẫn điện ngoài trời, trong nhà hay những môi trường có nhiều tác nhân gây hại
- Dùng để quản lý và dẫn hướng hệ thống điện nhẹ, ít tỏa nhiệt lượng
- Lắp đặt phù hợp ở điều kiện và vị trí ít cần sửa chữa hay bổ sung, thay thế dây dẫn
- Máng lưới có cấu tạo thông thoáng hơn rất nhiều so với máng cáp thông thường, chính vì vậy chúng thường được ứng dụng:
- Đi hệ thống dây dẫn điện nặng, tỏa nhiều nhiệt lượng, phù hợp với các vị trí có yêu cầu cao về khả năng thoát nước, thoát nhiệt, thoát khí
- Đi dây dẫn trong nhà, môi trường ít phải chịu ảnh hưởng trực tiếp của nắng mưa, gió bão
- Lắp đặt phù hợp tại các hạng mục thi công thường xuyên phải kiểm tra, bảo dưỡng, thay thế,...
Những trường hợp nào nên dùng máng lưới và máng cáp
Bên cạnh đó khi lựa chọn sử dụng máng lưới hay máng cáp đi dây dẫn cho công trình, bạn cũng cần chú ý đến khả năng chịu tải trọng, độ bền, giá thành,... của sản phẩm. Với cấu tạo khác biệt ta có thể dễ dàng nhận thấy khả năng chịu lực, giá thành và độ bền của máng cáp sẽ cao hơn so với máng lưới, bạn nên căn cứ vào nhiều yếu tố để đưa ra cho mình sự lựa chọn phù hợp nhất.
Dưới đây là bảng tổng kết một số tiêu chí lựa chọn máng cáp - máng lưới, mời các bạn theo dõi thêm:
Tiêu chí lựa chọn |
Máng cáp |
Máng lưới |
Đi dây dẫn trong nhà |
✓ |
✓ |
Đi dây dẫn ngoài trời |
✓ |
|
Hệ thống điện nhẹ, ít tỏa nhiệt lượng |
✓ |
|
Hệ thống điện nặng, tỏa nhiều nhiệt lượng |
✓ |
|
Vị trí cần bảo vệ dây dẫn khỏi tác nhân gây hại (nắng mưa, gió bão, chuột bọ phá hoại,...) |
✓ |
|
Yêu cầu thoát nước, thoát khí, thoát nhiệt tốt |
✓ |
|
Dễ dàng sửa chữa, thay thế |
Máng lưới > Máng cáp |
|
Khả năng chịu tải trọng |
Máng cáp > Máng lưới |
|
Giá thành sản phẩm |
Máng cáp > Máng lưới |
Như vậy trên đây Thịnh Phát đã tổng hợp một số tiêu chí quan trọng giúp bạn phân biệt và có thêm kiến thức để lựa chọn được sản phẩm thi công phù hợp giữa máng cáp và máng lưới.
>> Nếu bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thêm về các sản phẩm máng cáp, máng lưới chất lượng, chịu tải trọng tốt được sản xuất tại nhà máy Thịnh Phát, mời bạn tìm hiểu thêm tại danh mục: https://thinhphatict.com/mang-cap
Thịnh Phát cam kết:
- Cung ứng số lượng lớn máng cáp, máng lưới theo yêu cầu với tiến độ nhanh chóng
- Sản phẩm có cơ tính tốt, đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015 và TCVN 10688:2015 (IEC 61537:2006)
- Nhận gia công đa dạng kích thước, đa mạng mẫu mã (mạ kẽm điện phân, mạ kẽm nhúng nóng, sơn tĩnh điện) theo yêu cầu
- Sản xuất trực tiếp, không qua trung gian phân phối với mức giá tốt nhất tại xưởng,...
Máng lưới chất lượng, đa dạng màu sắc theo yêu cầu
Máng cáp sơn tĩnh điện đa dạng màu sắc theo yêu cầu khách hàng
Sản xuất máng cáp chất lượng tại nhà máy Thịnh Phát
Đơn hàng máng cáp chuẩn bị xuất kho Thịnh Phát
Ngoài máng cáp, máng lưới, các sản phẩm khác như thang cáp, khay cáp, vỏ tủ điện Thịnh Phát cũng được ứng dụng rất rộng rãi trong các công trình hiện nay.
>>> Xem thêm: Địa chỉ mua máng cáp uy tín tại Hà Nội
Mọi thông tin chi tiết cần được tư vấn hoặc báo giá ưu đãi, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Thịnh Phát theo thông tin dưới đây để được hỗ trợ.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com