ISO là viết tắt của từ gì?

Ống thép đạt ISO 9001-2000 hay sản phẩm abc được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế ISO,..  là những thông điệp mà chắc hẳn chúng ta đã từng được nghe, nhìn thấy trên một sản phẩm hay một chiến dịch quảng cáo nào đó. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mặc ISO là gì chưa?

ISO trên thực tế là tên gọi tắt của tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa International Organization for Standardization. Đây là một tổ chức phi chính phủ, có tính liên minh trên toàn thế giới.

>> Xem thêm: Ống thép EMT sản xuất theo tiêu chuẩn ISO tại video

1. Lịch sử ra đời và phát triển

1.1. Sự ra đời

Năm 1946, một buổi gặp mặt của 65 đại biểu đến từ 25 quốc gia đã diễn ra tại Viện Kỹ sư xây dựng (London, Anh)

Tại đây, các đại biểu đã tán thành việc tạo ra một tổ chức quốc tế với mục đích “hỗ trợ hoạt động điều phối và thống nhất các tiêu chuẩn công nghiệp trên toàn thế giới.

Ngày 23/2/1947, tổ chức ISO chính thức được công nhận đi vào hoạt động. Geneva (Thụy Sĩ) trở thành trụ sở chính thức của ISO kể từ năm 1949.

Bên cạnh tiêu chuẩn ISO, hiện nay trên thị trường còn thông dụng tiêu chuẩn IEC. Để tìm hiểu chi tiết về tiêu chuẩn này, bạn có thể click vào đường link dưới đây:

>> https://thinhphatict.com/iec-la-gi

iso

1.2. Các bước tiến

Kể từ khi công bố tiêu chuẩn đầu tiên vào năm 1951, cho đến nay, ISO đã xuất bản hơn 19.500 tiêu chuẩn quốc tế có tính bao quát cho hầu hết các lĩnh vực của đời sống.

Năm 1960, ISO đã ban hành bộ đơn vị quốc tế SI – (system international d'unités).

Tính đến năm 2013, ISO có tổng cộng 164 quốc gia thành viên và hơn 3300 cơ quan kỹ thuật đảm nhiệm việc xây dựng các tiêu chuẩn.

2. ISO là viết tắt của từ gì?

Trên thực tế, nếu đúng theo tên gọi của tổ chức này là International Organization for Standardization thì tên viết tắt của tổ chức phải là IOS. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng từ viết tắt này có những điều không hợp lý.

Theo đó, ISO là một từ có gốc Hy Lạp có nghĩa là “công bằng”. Trong một số thành ngữ, cụm ISO được nhận ra là tiếp đầu ngữ của một số thành ngữ.

Ví dụ như: isometric – chỉ sự tương đương về đơn vị đo lượng hoặc kích thước, isonomy – sự công bằng của pháp luật hay của công dân trước pháp luật.

Sự liên hệ về mặt ý nghĩa giữa “equal – công bằng” với “standard – tiêu chuẩn”, chính là lý do cụm từ ISO được chọn cho Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn hóa.

Trong thực tế, ISO cũng được dùng phổ biến trên toàn thế giới để biểu thị tên của tổ chức, tránh việc dùng tên viết tắt được dịch ra từ những ngôn ngữ khác nhau.

Điều này có nghĩa là tên gọi ISO được dùng ở tất cả các quốc gia thành viên của tổ chức này trên toàn thế giới, không phân biệt ngôn ngữ, quốc gia nào.

3. Mục tiêu hoạt động của ISO

3.1. Mục tiêu

Ngay từ khi ra đời, ISO đã xác định rõ mục tiêu của mình là xây dựng các tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin từ đó góp phần thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia trên các lĩnh vực trí tuệ, khoa học, công nghệ và hoạt động kinh tế.

Việc ISO công bố các tiêu chuẩn chung chính là tạo điều kiện thuận lợi và hiệu quả hơn cho các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ trên toàn cầu.

3.2. Mối liên kết

Đến nay, ISO đã được coi là một tổ chức Quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu chuẩn Quốc gia.

iso và iec

ISO cũng có những mối liên hệ chặt chẽ với nhiều tổ chức khác, đơn cử như là tổ chức IEC.

Theo đó, ISO và IEC đã thành lập một ban kỹ thuật hỗn hợp về công nghệ thông tin được đặt trong cơ cấu các cơ quan kỹ thuật của ISO.

Tham khảo thêm IEC là gì

Các quốc gia thành viên của ISO lập ra các nhóm tư vấn kỹ thuật với mục đích nhằm cung cấp tư liệu đầu vào cho các Ủy ban kỹ thuật.

Có khoảng 180 Ủy ban kỹ thuật chuyên dự thảo các tiêu chuẩn trong từng lĩnh vực, lập ra các tiêu chuẩn trong hầu hết mọi ngành, dịch vụ của đời sống.

Đây là một phần của quá trình xây dựng tiêu chuẩn, tiếp nhận tư liệu đầu vào từ các Chính phủ các ngành và các bên liên quan trước khi ban hành một tiêu chuẩn. Tiêu chuẩn Quốc tế được hình thành sau khi tiêu chuẩn dự thảo được các nước thành viên chấp thuận.

Tuy nhiên mức độ tham gia xây dựng các tiêu chuẩn ISO của mỗi quốc gia là không giống nhau và tùy vào đặc trưng của từng nước.

Tất cả các tiêu chuẩn do ISO đặt ra đều có tính chất tự nguyện. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã chấp nhận và coi các tiêu chuẩn ISO như là một tiêu chuẩn có tính chất bắt buộc.

4. Tiêu chuẩn ISO tại Việt Nam

Việt Nam gia nhập ISO vào năm 1977 và là thành viên thứ 77 của tổ chức này.

Tại Việt Nam, tổ chức tiêu chuẩn hóa là Tổng cục tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng thuộc Bộ Khoa học – Công nghệ và Môi trường.

Hiện nay, người tiêu dùng có thể thấy logo của tiêu chuẩn ISO xuất hiện trên nhiều sản phẩm thuộc nhiều ngành hàng ví dụ như: Ống bọc dây điện đạt chuẩn chất lượng ISO; hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của (doanh nghiệp abc) đạt ISO 9001-2000,..vv..

ống emt

Ống thép luồn dây điện

Tham khảo thêm sản phẩm ống điện đạt chuẩn tại 9 loại ống luồn dây điện xuất sắc dành riêng cho kĩ sư cơ điện

5. Đâu là bộ tiêu chuẩn ISO về quản lý chất lượng?

Bộ tiêu chuẩn về quản lý chất lượng, được đúc kết kinh nghiệm từ nhiều quốc gia và đã được nhiều quốc gia áp dụng là bộ tiêu chuẩn ISO 9000 do tổ chức ISO ban hành lần đầu tiên vào năm 1987, năm 1994 được soát xét lần 1, lần thứ hai được công bố vào ngày 14/12/2000 và được áp dụng cho tới hiện tại.

iso 9001

Phiên bản công bố năm 2000 kế thừa và nâng cao toàn bộ các yêu cầu về đảm bảo chất lượng nêu trong phiên bản 1994 và có nhiều cải tiến về định hướng theo quá trình nên hợp lý và cải tiến hơn.

Ngoài ra, tiêu chuẩn ISO 9001 cũng là một tiêu chuẩn hay được nhắc tới với vai trò cung cấp những bằng chứng khách quan chứng minh một doanh nghiệp đã triển khai hệ thống quản lý chất lượng hiệu quả và thỏa mãn những yêu cầu của tiêu chuẩn đang áp dụng.

Theo ông Nigel Croft, chủ tịch ban kỹ thuật ISO – người chịu trách nhiệm xây dựng và soát xét tiêu chuẩn thì ISO 9001 đã thực sự phù hợp với thể kỷ 21. Các phiên bản trước đó của ISO 9001 được ông đánh giá là khá quy tắc với nhiều yêu cầu đối với thủ tục về tài liệu và hồ sơ.

Hiện nay, đơn vị có chứng nhận ISO 9001 chính là khẳng định sự cam kết về chất lượng, tăng uy tín trên thương trường và thị trường xuất khẩu

chứng nhận iso thịnh phát

Công ty TNHH Thương mại và Đầu tư xây dựng Thịnh Phát là doanh nghiệp được chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008/ ISO 9001:2008 trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh các sản phẩm phụ trợ xây dựng, phụ trợ cơ điện.

Sản phẩm ống thép luồn dây điện Thịnh Phát là một ví dụ về một sản phẩm tiên phong trong chất lượng vượt trội.

Link sản phẩm để bạn có thể  tham khảo nhé:

>> https://thinhphatict.com/ong-thep-luon-day-dien

Với các tính năng chống cháy, chống giật, chống va đập, chống ăn mòn sản phẩm ống luồn dây điện bằng thép Thịnh Phát đã thực sự chinh phục được người tiêu dùng.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá bu lông, đai ốc tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com