Trong lĩnh vực điện dân dụng hay điện công nghiệp, chúng ta thường nghe thấy cum từ “Dòng ngắn mạch” hay “Ngắn mạch”, “Quá tải”, đây là những sự cố về điện mà bạn nên biết để có những sự lựa chọn chính xác nhất trong quá trình lắp đặt, sử dụng điện sau này. Bài viết dưới đây, Thịnh Phát sẽ giải thích chi tiết về Dòng ngắn mạch là gì, những cách để phòng tránh hiện tượng ngắn mạch.
Dòng điện chạy qua đây sẽ được bao bọc bởi dây cáp điện, để dẫn hướng cho những loại dây cáp, dây điện này, người ta thường sử dụng hệ thống máng cáp. Sản phẩm có nhiều ưu điểm trong thi công, lắp đặt, giúp bảo vệ an toàn cho con người, tiết kiệm tối đa chi phí,...
>> Xem thêm: Máng cáp Thịnh Phát tại Hà Nội
>> Xem thêm: Thang cáp Thịnh Phát tại Hà Nội
1. Dòng ngắn mạch là gì?
Để tìm hiểu về dòng ngắn mạch, trước hết chúng ta cần biết ngắn mạch là gì.
Hiện tượng ngắn mạch
Ngắn mạch là sự cố về điện xảy ra khi hai cực dương và cực âm tiếp xúc trực tiếp với nhau mà không xảy ra hiện tượng quá tải. Đây còn được gọi là hiện tượng đoản mạch, có tên tiếng anh là Short Circuit. Cụ thể, hiện tượng mạch điện này cho dòng điện chạy qua khi trở kháng của mạch bằng 0 hoặc không đáng kể, khi hiện tượng ngắn mạch xảy ra giá trị điện áp sẽ trở về bằng 0 và cường độ dòng điện I sẽ phụ thuộc vào trở kháng của mạch điện.
Bảo vệ mạch điện là điều cần thiết để đảm bảo cho toàn bộ hệ thống hoạt động hiệu quả. Người ta sẽ sử dụng máng điện trong trường hợp này. Để tìm hiểu về các phương pháp xử lý bề mặt máng cáp, bạn có thể tham khảo video dưới đây:
>> Xem thêm: Máng cáp mạ kẽm điện phân và mạ kẽm nhúng nóng có độ dày lớp mạ là bao nhiêu?
Cần phân biệt hiện tượng ngắn mạch và hiện tượng quá tải (Overload). Đây cũng là một sự cố về điện tuy nhiên nó xảy ra khi dòng điện chảy qua mahcj điện vượt quá giá trị cho phép hay giá trị định mức của mạch. Khi quá tải giá trị điện áp của nó vẫn sẽ giảm xuống tuy nhiên không giống với ngắn mạch là trở về giá trị bằng 0.
Dòng ngắn mạch: Trong quá trình tìm hiểu, có nhiều người dễ lầm tưởng giữa ngắn mạch và dòng ngắn mạch. Theo đó, nguyên lý hoạt động của một mạch điện (gồm: nguồn điện, dây dẫn, thiết bị đóng cắt, thiết bị thi hành, động cơ, tụ điện,…) sẽ luôn tuân theo định luật:
OHM: I=V/R
Trong đó:
I: Cường độ dòng điện
V: Điện áp
R: Điện trở
Trong quá trình vận hành, các dây dẫn bị chạm với nhau lúc này sẽ có điện trở vô cùng nhỏ, theo định luật OHM ta sẽ có được một kết quả vô cùng lớn, giá trị này gọi là dòng điện ngắn mạch. Hay nói một cách khác, dòng điện ngắn mạch là dòng điện tăng lên đáng kể trong quá trình xảy ra hiện tượn ngắn mạch.
2. Phân loại dòng ngắn mạch
Trong hệ thống điện hiện nay, có các dòng điện ngắn mạch phổ biến như: ngắn mạch 3 pha, ngắn mạch 2 pha, ngắn mạch 2 pha chạm đất, ngắn mạch 1 pha chạm đất,… Trong đó, ngắn mạch 3 pha gây ra là nguy hiểm nhất. Cùng tham khảo một số loại ngắn mạch trong hệ thống điện hiện nay:
- Ngắn mạch 1 pha chạm đất được biết là sự cố một pha chạm đất hoặc bị chập dây trung tính gây ra hiện tượng đoản mạch.
- Ngắn mạch 3 pha là hiện tượng dòng điện 3 pha chập với nhau gây nên sự cố cháy nổ.
- Ngắn mạch 2 pha được biết đến là sự cố hai pha chập nhau.
- Ngắn mạch 2 pha chạm đất là sự cố hai pha đồng thời chạm xuống đất.
Sử dụng hệ thống thang máng cáp giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ cháy nổ cho hệ thống điện bởi đường dây điện sẽ được phân luồng thông thoáng và tỏa nhiệt tốt hơn. Bạn đang lựa chọn một địa điểm mua máng cáp sơn tĩnh điện uy tín, giá rẻ? Tìm hiểu ngay tại đây nhé!
3. Hậu quả của việc ngắn mạch
Ngắn mạch gây cháy nổ thiết bị điện
Sự cố đoản mạch có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong quá trình sử dụng:
- Khi ngắn mạch xảy ra sẽ làm phát sinh nhiệt độ cao dễ xảy ra tình trạng cháy nổ
- Đoản mạch sẽ gây nổ, làm vỡ hay biến dạng đối với các thiết bị điện do ảnh hưởng của lực cơ khí giữa các phần tử bên trong từng thiết bị.
- Đoản mạch có thể làm sụt điện áp của lưới điện, thiết bị buộc ngừng hoạt động ảnh hưởng đến lao động sản xuất.
- Trường hợp đối với máy phát điện, dòng ngắn mạch sẽ khiến máy bị mất công suất, mất điện đồng bộ.
Chính vì vậy, dòng ngắn mạch vừa gây ra những tác hại đối với hệ thống điện và các thiết bị điện, vừa là mối nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến an toàn và tính mạng của con người.
>> Xem thêm: Lựa chọn máng cáp theo tải trọng dây điện và dây cáp điện
Nguyên nhân gây ra hiện tượng ngắn mạch là:
- Dây dẫn nguồn có thể bị hở và tường nhà ẩm ướt có thể gây nên hiện tượng cháy nổ.
- Thiết bị điện bị quá tải khiến mạch điện không đáp ứng được gây nên sự cố đoản mạch.
- Dòng điện tăng đột ngột cũng có thể gây cháy nổ hay xuất hiện tia lửa điện.
- Các thiết bị điện như đèn, đồ gia dụng bị hỏng hóc, các công tắc, ổ cắm điện, cầu chì,…
4. Cách khắc phục hiện tượng ngắn mạch
Sử dụng đồng hoog để kiểm tra hệ thống mạch điện
- Cần sử dụng công tắc riêng đối với mỗi thiết bị điện để tránh gây hiện tượng chập hàng loạt.
- Sau khi sử dụng thiết bị điện, chúng ta nên ngắt và rút dây cắm điện.
- Phải chọn những loại dây dẫn điện có tiết diện phù hợp với từng dòng điện, đảm bảo khả năng tải điện tốt nhất.
- Nên lắp đặt thiết bị điện với aptomat (cầu dao tự động) để chống hiện tượng ngắn mạch hiệu quả.
Quý khách hàng có nhu cầu báo giá thang máng cáp và phụ kiện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện từ năm 2005
VPGD: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Tel: (024)22 403 396 - (024)62 927 761
Mobile: 0904 511 158
Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội.
Nhà máy 2: Yên Bình, Ý Yên, Nam Định.
Email: info@thinhphatict.com