Có bao nhiêu loại trạm biến áp?

Trạm biến áp là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong hệ thống cung cấp điện. Là nơi biến đổi điện áp từ cấp này sang cấp khác để phù hợp với từng yêu cầu sử dụng. Sau đây, Thịnh Phát sẽ giới thiệu đến bạn đọc chi tiết về trạm biến áp và các loại trạm biến áp phổ biến qua bài viết dưới đây.

1. Trạm biến áp là gì?

Trạm biến áp là thiết bị tĩnh điện được dùng để truyền tải điện năng hoặc tín hiệu điện từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ bằng cách chuyển đổi điện năng từ cấp điện này sang cấp điện khác. Chính vì vậy, trạm biến áp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống cung cấp điện năng. Đây là nơi đặt máy biến áp và các thiết bị phân phối điện khác nhằm tạo nên một hệ thống truyền tải điện năng hoàn chỉnh làm nhiệm vụ cấp phát điện.

Trạm biến áp

Như chúng ta đã biết, điện năng luôn là nguồn nhiên liệu chính phục vụ mọi hoạt động trong xã hội. Do đó, sự phát triển của hệ thống năng lượng điện sẽ làm xuất hiện các trạm biến áp có công suất lớn.

Bộ phận quan trọng nhất để làm nên một trạm biến áp, giúp trạm biến áp hoạt động tốt và hiệu quả cao chính là máy biến áp. Có thể nói, trạm biến áp là nơi để lắp đặt các máy biến áp và các thiết bị phân phối điện khác với mục tiêu tạo nên một hệ thống điện truyền tải điện năng hoàn chỉnh làm nhiệm vụ cung cấp điện.

Thông thường, trong trạm biến áp sẽ có rất nhiều loại dây dẫn điện khác nhau, để cố định chúng cũng như dẫn hướng cho những loại dây này, người ta sẽ sử dụng máng cáp.

Để tìm hiểu về máng cáp, bạn có thể xem thêm tại:

>> https://thinhphatict.com/mang-cap-duoc-xu-ly-be-mat-theo-phuong-phap-nao-su-khac-nhau-giua-cac-phuong-phap

>> Xem ngay 3 phương pháp xử lý bề mặt máng cáp qua video dưới đây:

2. Kết cấu của một trạm biến áp

Trạm biến áp

Thông thường, có nhiều loại trạm biến áp, mỗi loại sẽ có những đặc điểm cấu tạo khác nhau. Tuy nhiên, theo kết cấu chung thì các loại trạm biến áp đều có những bộ phận chính sau:

- Máy biến áp trung tâm

- Hệ thống thanh cái, dao cách ly

- Hệ thống chống sét nồi đất

- Hệ thống điện tự dùng

- Khu vực điều hành

- Khu vực phân phối

Các kết cấu này sẽ được kết nối với nhau thành một khối thống nhất, sau đó truyền tải điện năng thông qua dây dẫn điện. Hệ thống dây dẫn này được đặt trong các loại máng cáp sơn tĩnh điệnmáng cáp mạ kẽm điện phân hay nhúng nóng để bảo vệ dây dẫn và đảm bảo an toàn cho người thi công.

Video dưới đây, Thịnh Phát sẽ giới thiệu đến bạn quy trình để sản xuất ra một sản phẩm máng cáp đạt tiêu chuẩn và chất lượng trước khi giao tới Quý khách hàng:

>> Báo giá máng cáp tại Hà Nội

3. Yêu cầu thiết kế khi xây dựng trạm biến áp

Trạm biến áp khi thiết kế để xây dựng cần đảm bảo các yêu cầu sau:

- Đảm bảo chất lượng điện năng: Cần phải xác định trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm sao cho các loại trạm biến áp nằm ở trung tâm phụ tải để tiết kiệm đường dây, hạn chế xảy ra tình trạng sụt áp và hao tổn công suất của mạng điện.

- Chi phí đầu tư đảm bảo không lãng phí

- Đảm bảo an toàn cho người và thiết bị: Cần phải đảm bảo cả tính mỹ quan công nghiệp, gần lưới điện lực và đảm bảo cả hành lang an toàn điện đường dây. Ngoài ra, cần đảm bảo an toàn cho người dân xung quanh nơi đặt trạm biến áp, không ảnh hưởng đến nhà xưởng và các công trình khác.

- Trạm biến áp phải được thiết kế thuận tiện cho việc vận hành và sửa chữa.

>> Xem thêm: Máng cáp Thịnh Phát tại Hà Nội

>> Xem thêm: Thang cáp Thịnh Phát tại Hà Nội

4. Các loại trạm biến áp

Thông thường, các loại trạm biến áp sẽ được phân chia theo điện áp, điện lực và theo mục đích sử dụng để dễ nhận diện. 

4.1. Phân loại trạm biến áp theo điện áp

Bao gồm 4 loại:

Siêu cao áp: Trạm biến áp có điện áp lớn hơn 500kV

Cao áp: Trạm biến áp có điện áp 66kV, 110kV, 220kV và 500kV

Trung áp: Trạm biến áp có điện áp 6kV, 10kV, 15kV, 22kV và 35kV

Hạ áp: Trạm biến áp có điện áp nhỏ hơn thường là 0,4kV và 0,2kV

4.2. Phân loại trạm biến áp theo điện lực

4.2.1. Trạm biến áp trung gian

Trạm biến áp trung gian thường được đặt ngoài trời do công suất của trạm rất lớn. Đồng thời máy biến áp và các thiết bị đóng ngắt bảo vệ cũng có kích thước tương đối lớn. Đây là trạm biến áp có nhiệm vụ nhận điện ở cấp điện điện áp 110kV – 220kV rồi chuyển thành cấp điện áp 22kV – 35kV.

4.2.2. Trạm biến áp phân phối

Trạm biến áp phân phối được dùng phổ biến trong mạng hạ áp dân dụng tòa nhà hoặc nhà máy phân xưởng, đặc biệt là trạm 22/ 0,4kV. Trạm biến áp này nhận điện từ trạm biến áp trung gian, sau đó sẽ tiếp tục thực hiện nhiệm vụ biến đổi điện năng từ 22kV – 35 kV ra 0,4kV – 0,22kV.

Trạm biến áp phân phối được chia làm 5 loại: trạm treo, trạm giàn, trạm Kios, trạm kín (trạm điện áp trong nhà) và trạm bệt. Các loại trạm biến áp này đều có tác dụng như nhau tuy nhiên tùy thuốc vào môi trường, đặc điểm địa hình kinh phí đầu tư mà chọn loại trạm phù hợp.

Trạm biến áp treo: Đây là loại trạm biến áp mà toàn bộ các thiết bị cao hạ áp, máy biến áp đều được treo trên cột. Thông thường, máy biến áp sẽ là loại một pha hoặc tổ ba máy biến áp một pha, và tủ hạ áp sẽ được đặt trên cột.

Trạm biến áp giàn: Đặc trưng của loại trạm biến áp này là máy biến áp được đặt trên giá đỡ giữa hai cột trụ lớn, cung cấp điện áp 35kV, 220kV/ 0,4kV.

>> Xem thêm: Công thức tính công suất điện

Trạm biến áp bệt: Thường được sử dụng ở những nơi có địa hình thuộc vùng nông thôn, cơ quan, xí nghiệp vừa và nhỏ. Loại trạm biến áp này có đặc điểm thiết bị cao áp đặt trên cột, tủ phân phối hạ áp đặt trong nhà và máy biến áp thường đặt bệt trên bệ xi măng dưới đất. Xung quanh trạm được bảo vệ bởi tường rào nhằm đảm bảo an toàn cho mọi người.

Trạm biến áp kín: Máy biến áp và các thiết bị điện được lắp đặt trong nhà. Trong mỗi nhà trạm biến áp sẽ có 3 phòng gồm phòng cao áp, phòng máy điện áp và phòng hạ áp. Thông thường, loại trạm này được sử dụng phổ biến tại nơi có mật độ dân cư cao như các khu đô thị, khu dân cư để đảm bảo mỹ quan và an toàn cho người sử dụng.

Trạm biến áp kín

Trạm biến áp Kios: Là trạm biến áp được chế tạo lắp đặt hợp bộ trong vỏ trạm bằng tôn và khung kim loại kín. Bao gồm 3 khoang: khoang trung thế, khoang hạ thế và khoang máy biến áp. Trạm biến áp Kios được ứng dụng rộng rãi trong các hệ thống điện trung thế trong công nghiệp, khu dân sinh hay các tòa nhà cao tầng.

4.3. Phân loại trạm biến áp theo mục đích sử dụng

4.3.1. Trạm biến áp ngoài trời

Đây là những trạm biến áp trung gian có công suất lớn, có máy biến áp và các thiết bị của trạm mang kích thước khá lớn. Chính vì vậy cần có diện tích rộng để xây dựng các trạm biến áp ngoài trời này. Loại trạm biến áp này chỉ thích hợp phục vụ trong các nhà máy, nhà xưởng công nghiệp hay các khu sản xuất cần công suất điện năng lớn.

Trạm biến áp ngoài trời được phân ra thành 4 loại cơ bản theo kết cấu xây dựng gồm: trạm treo, trạm giàn, trạm nền, trạm hợp cô. Những loại trạm này tuy có cùng nhiệm vụ nhưng mỗi loại lại có ưu nhược điểm riêng. Chính vì vậy, khi có kế hoạch xây dựng trạm biến áp ngoài trời, cần phải xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến kết cấu của trạm khi xây dựng để có thể chọn được loại trạm phù hợp.

4.3.2. Trạm biến áp trong nhà

Trạm biến áp trong nhà là loại trạm được sử dụng nhiều nhất, phổ biến nhất hiện nay bởi nó phù hợp xây dựng tại những khu vực đông dân cư và không ảnh hưởng đến mỹ quan vì có kích thước thích hợp có thể đặt trong nhà kín đảm bảo an toàn cho mọi người xung quanh. Loại trạm biến áp này bao gồm 3 loại: trạm kín, trạm trọn bộ và trạm Gis

5. Lưu ý vị trí đặt trạm biến áp

5.1. Mục đích sử dụng

Ưu tiên đặt gần nơi phát nguồn điện hoặc thiết bị tiêu thụ. Vì trạm biến áp sử dụng liên tục cũng như mức điện áp đầu vào đầu ra nhiều, vị trí lắp đặt trạm cần phải là nơi thoáng đãng, cách xa khu dân cư để làm giảm điện năng, tăng tuổi thọ cho máy và các thiết bị khác trong trạm.

5.2. Địa hình đặt trạm

Trạm biến áp phải được đặt ở nơi bằng phẳng, có vị trí cao tránh ngập úng nước. Hệ thống thoát nước trong và xung quanh khu vực đặt trạm biến áp cũng cần đồng bộ với toàn bộ hạ tầng đặt trạm. Lựa chọn vị trí đặt trạm phải đảm bảo thuận tiện sử dụng, vận hành và sửa chữa.

5.3. Không khí nơi đặt trạm

Không khí chứa nhiều bụi kim loại, acid hoặc kiềm, bị ô nhiễm… chính là nguyên nhân gây ra sự giảm tuổi thọ của máy biến áp. Nếu bụi có tính acid hay kiềm sẽ gây ra hiện tượng ăn mòn vỏ máy biến áp, có khả năng phá hủy lớp sơn cách điện bên ngoài gây mất an toàn cho thiết bị. 

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá máng cáp, thang cáp, khay cáp và phụ kiện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com