Cách sử dụng đồng hồ đo điện

Đồng hồ đo điện có hai loại là đồng hồ đo điện năng hiển thị bằng kim và đồng hồ đo điện hiển thị bằng số. Loại đồng hồ này dùng để đo điện trở, đo điện áp AC, đo dòng điện, kiểm tra thông mạch,… Vậy cách sử dụng đồng hồ đo điện như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé!

1. Chức năng của đồng hồ đo điện

1.1. Đo điện áp

Linh kiện điện trở bên trong thiết bị điện

Điện áp (kí hiệu là V) là giá trị cơ bản khi tiến hành đo trên một VOM. Điện áp sẽ có 2 loại:

  • Điện áp xoay chiều (kí hiệu V-AC)
  • Điện áp một chiều (kí hiệu V-DC)

Trong đó, điện áp xoay chiều được đo bằng cách cắm que đo vào ổ điện thì lúc này đồng hồ sẽ hiển thị ở mức 220 – 230V. Còn đối với điện áp một chiều thường được đo ở các nguồn điện nhỏ như pin. 

Thang cáp sẽ giúp cho hệ thống dây điện được phân chia hiệu quả và tiết kiệm không gian cho công trình. Vậy thang cáp là gì? Click ngay vào đường link dưới đây để tìm lời giải đáp nhé!

>> http://thinhphatict.com/thang-cap-la-gi

1.2. Đo dòng điện

Cách đo dòng điện

Dòng điện (hay còn gọi là cường độ dòng điện, được kí hiệu là A) là giá trị cơ bản cần đo khi dùng đồng hồ vạn năng và có 2 loại là dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều.

Theo đó, các thiết bị hoạt động với công suất lớn (như máy lạnh, máy bơm nước, các loại mô tơ) thường tiêu hao dòng điện lớn.

1.3. Đo điện trở

Điện trở (có kí hiệu là Ω) là linh kiện được bố trí trong các bảng mạch. Vì thế, hầu hết các mẫu đồng hồ đo điện thường được tích hợp thêm chức năng đo điện trở, rất có lợi cho người sử dụng. 

1.4. Kiểm tra thông mạch

Đồng hồ điện đa năng có thể giúp chúng ta đo thông mạch điện, ngoài ra còn giúp bạn phát hiện các dây nối điện đã chính xác hay chưa và có bị đứt không? Điều này giúp việc kiểm tra và sửa chữa điện được nhanh chóng và chuẩn xác nhất. 

Để việc sửa chữa điện được nhanh nhất, chúng ta cần lắp đặt hệ thống thang cáp Thịnh Phát tại Hà Nội và phụ kiện. Hiện nay, có 10 loại phụ kiện thang cáp thông dụng thường được các chủ đầu tư sử dụng. để tìm hiểu chi tiết về các loại phụ kiện này bạn có thể click tại đây!

Hệ thống thang cáp

Ngoài những chức năng trên, một số đồng hồ điện đa năng có thể giúp đo tụ điện (C), đo tần số (Hz), đo nhiệt độ (độ F và độ C),…

2. Cách sử dụng đồng hồ đo điện

2.1. Đo điện áp

Cách đo điện áp

Bước 1: Dịch chuyển núm vặn trên thiết bị đến vị trí V để kích hoạt chức năng đo điện áp.

Bước 2: Cần cắm que đo điện trên thiết bị, với que đỏ ở vị trí cổng (VΩHz) và que đen ở vị trí cổng COM.

Bước 3: Nhìn trên màn hình, bạn sẽ thấy chức năng đo đang hiển thị là DC (nghĩa là đang đo điện áp một chiều).

Bước 4: Ấn nút Select trên thiết bị để thực hiện việc chuyển đo dòng điện áp một chiều (DC) sang dòng điện xoay chiều (AC).

Bước 5: Tiến hành đưa que đo vào nguồn điện cần đo điện áp và đọc giá trị hiện trên màn hình.

>> Xem thêm: Các vị trí có thể lắp đặt thang máng cáp

2.2. Đo dòng điện

Cách đo dòng điện

Bước 1: Di chuyển núm vặn đến vị trí đo dòng điện hiển thị mức A (đây là giá trị lớn nhất).

Bước 2: Ấn nút Select để chuyển chế độ AC (dòng điện xoay chiều) và DC (dòng điện một chiều) phù hợp.

Bước 3: Cắm que đo có màu đen vào vị trí cổng COM và que đỏ vào vị trí cổng A.

Bước 4: Sau đó tiến hành đo và đọc kết quả hiển thị trên màn hình. Nếu có giá trị nhỏ ở mức mA, cần chuyển thang đo về mA và cắm lại que đỏ vào cổng μAmA để cho kết quả hiển thị chính xác nhất. Trong trường hợp hiển thị kết quả vẫn nhỏ, bạn cần chuyển tiếp sang đo ở vị trí cổng μA để tiến hành đo.

2.3. Đo điện trở

Bước 1: Di chuyển núm vặn đến vị trí đo điện trở

Bước 2: Ấn nút Select để bắt đầu thực hiện chức năng đo điện trở.

Bước 3: Cắm que đỏ vào vị trí cổng VΩHz và que đen vào cổng vị trí cổng COM.

Bước 4: Nối que đo vào hai chân của điện trở. Nên thực hiện tối thiểu 2 lần đo để có kết quả hiển thị chính xác.

Bước 5: Quan sát trên màn hình và lấy kết quả đo.

2.4. Kiểm tra thông mạch

Cách kiểm tra thông mạch

Bước 1: Di chuyển núm vặn về vị trí đo điện trở/đo đi-ốt/thông mạch.

Bước 2: Ấn nút Select để di chuyển về chế độ kiểm tra thông mạch.

Bước 3: Cắm que đỏ vào vị trí cổng VΩHz và que đen vào vị trí cổng COM.

Bước 4: Cắm cả hai đầu que đo vào hai đầu mạch hoặc đoạn dây cần do.

Bước 5: Khi nghe thấy tiếng kêu nghĩa là mạch không bị đứt. Nếu thiết bị không phát ra tiếng thì mạch đang có lỗi.

2.5. Kiểm tra tụ điện

Cách kiểm tra tụ điện

Bước 1: Di chuyển núm vặn về chức năng đo tụ điện

Bước 2: Tiến hành cắm que đen vào vị trí cổng COM, còn que đỏ vào vị trí cổng VΩHz.

Bước 3: Thực hiện việc đo và đọc kết quả trên màn hình.

Quý khách hàng có nhu cầu báo thang cáp và phụ kiện tại Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện từ năm 2005

Trụ sở chính: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương 

Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN3-1, CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com