Các phương pháp đúc kim loại mới nhất hiện nay trên thị trường

Đúc kim loại là một quá trình trong lĩnh vực gia công cơ khí. Hiện nay có 6 phương pháp đúc kim loại mới nhất thị trường. Cùng tìm hiểu ngay về các phương pháp này qua bài viết dưới đây!

1. Đúc kim loại là gì?

Đúc kim loại

Đúc kim loại là một quá trình sản xuất. Trong đó vật liệu lòng thường được đổ vào khuôn có chứa một khoang hình dạng mong muốn và để đông đặc. Sau quá trình này, phôi sẽ được lấy ra khỏi khuôn để thực hiện các công đoạn xử lý hoàn thiện khác nhau.

Vì quá trình đúc thường sử dụng kim loại hoặc nhiều loại vật liệu cứng khác nhau. Nên nó sẽ cứng lại sau khi trộn hai hoặc nhiều thành phần. Ví dụ như epoxy, bê tông, thạch cao và đất sét.

Đây là phương pháp thường được sử dụng để tạo ra các hình thù phức tạp. Vì nếu sử dụng các phương pháp khác có thể sẽ khó tạo hình hoặc tốn kém hơn.

Phôi này thường sẽ được cho ra để sản xuất các loại vật tư phụ trợ cơ điện như thang cáp, máng cáp,... Tùy vào từng nhu cầu sử dụng mà các công trình sẽ sử dụng từng loại khác nhau. Vậy khi nào dùng thang cáp, khi nào dùng máng cáp? Tìm hiểu ngay qua video dưới đây nhé:

Khi nào dùng thang cáp? Khi nào dùng máng cáp?

Hệ thống thang cáp

>> Xem thêm: Danh sách 10 loại phụ kiện thang cáp thông dụng

2. Các phương pháp đúc kim loại mới nhất hiện nay

2.1. Đúc kim loại trong khuôn cát

Đúc kim loại bằng khuôn cát

Phương pháp đúc kim loại trong khuôn cát là phương pháp được sử dụng lâu đời nhất và vẫn còn áp dụng phổ biến ngày nay. Đặc điểm của phương pháp này là sử dụng khuôn dùng một lần được làm từ cát silic, các loại chất phụ, chất kết dính và chất sơn khuôn.

Ưu điểm:

  • Dùng khi đúc số lượng nhỏ, giá thành rẻ, đơn giản
  • Đúc được những chi tiết phức tạp, có lõi
  • Cơ tính của thành phẩm khá tốt vì có quá trình ủ sau đúc

Nhược điểm:

  • Có độ chính xác không cao. Bề mặt không được nhẵn mịn.
  • Không đúc được những vật có độ mỏng quá.

Các lỗi thường gắp:

  • Lõm co: Hình thành bởi thể tích kim loại co lại do nguội. Thường xuất hiện ở phía trên do kim loại đông đặc sau cùng
  • Rỗ khí: Có 1 lượng khí hòa tan vào kim loại khi nấu hoặc theo dòng chảy kim loại vào khuôn. Cần có thông số rót phù hợp tránh lẫn khí vào dòng chảy.
  • Thiên tích: Do quá trình kết tinh không đồng đều, các hợp kim bị lắng đọng.

2.2. Đúc kim loại áp lực cao

Đúc kim loại áp lực cao

Đây là loại đúc mà kim loại được ép vào lòng khuôn dưới áp lực cao của piston, sau đó được làm nguội ngay trong khuôn nhờ hệ thống nước làm mát.

Máy đúc áp lực cao chia thành 2 loại: Máy đúc buồng nóng và máy đúc buồng lạnh.

Thông thường, thép sẽ được đúc bằng 1 trong 2 phương pháp này. Sau đó, thép sẽ được đưa vào xử lý để tạo ra thành phẩm thang cáp điện 200x100 đạt tiêu chuẩn. Để tìm hiểu về công ty sản xuất trực tiếp máng cáp, thang cáp tại Hà Nội, bạn có thể tham khảo đường link dưới đây:

>> https://thinhphatict.com/cong-ty-san-xuat-truc-tiep-mang-cap-thang-cap-tai-ha-noi

Thang cáp mạ kẽm điện phân

Ưu điểm:

  • Đúc được các chi tiết có độ phức tạp cao (1.5mm) và các lỗ có kích thước nhỏ.
  • Có độ chính xác, bề mặt bóng mịn.
  • Cơ tính tốt, năng suất cao.

Nhược điểm:

  • Giới hạn về khối lượng vật đúc (<40kg)
  • Hệ thống máy móc trang bị đắt tiền.
  • Khuôn dễ bị mài mòn, ảnh hưởng do áp lực của kim loại/hợp kim nóng chảy.
  • Chi phí làm khuôn, tính toán khuôn tương đối phức tạp.
  • Chi tiết chỉ nhiệt luyện được khi có chế độ đúc phù hợp.

Các hư hỏng thường gặp:

  • Rỗ khí, nứt, có đường hàn, lõm, co, kẹt sản phẩm trong khuôn.

2.3. Đúc kim loại áp lực thấp

Đúc kim loại áp lực thấp là phương pháp đưa dòng kim loại vào trong lòng khuôn nhờ tác động của lực ép thông qua dòng khí nén được thổi vào nồi nấu kim loại làm áp suất trong nồi tăng lên, từ đó đẩy dòng kim loại vào khuôn đúc.

Ưu điểm:

  • Đúc kim loại có khối lượng lớn <70kg.
  • Chất lượng thành phẩm cao nhất.
  • Có thể đúc các chi tiết lõi phức tạp.
  • Thời gian đúc ngăn hơn so với đúc áp lực cao.

Nhược điểm:

  • Phải trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đắt tiền.

Các hư hỏng thường gặp:

  • Kẹt sản phẩm trong khuôn: Mặt phân khuôn không chuẩn hoặc độ dốc nhỏ. Biện pháp khắc phục: Sửa khuôn.

>> Xem thêm: Tiêu chuẩn lắp đặt thang máng cáp

2.4. Đúc kim loại bằng trọng lực

Đúc kim loại bằng trọng lực

Đúc kim loại bằng trọng lực là phương pháp gần tương tự như đúc trong khuôn cát, chỉ khác ở chỗ thay vì dùng khuôn cát dùng 1 lần, phương pháp này sử dụng khuôn bằng kim loại.

Ưu điểm:

  • Khuôn đúc tái sử dụng được nhiều lần
  • Đúc được các chi tiết phức tạp, nhưng chất lượng sẽ không được như đúc bằng khuôn cát.
  • Chất lượng bề mặt tốt hơn, sai số nhỏ
  • Đúc được vật dụng có độ dày trung bình từ 3-4mm
  • Giá thành rẻ hơn khi đúc số lượng lớn, thời gian đúc được rút ngắn hơn.

Nhược điểm:

  • Mất chi phí lớn cho khuôn đúc, do đó phương pháp này sẽ phù hợp với đúc số lượng lớn hơn.
  • Chỉ áp dụng được cho những kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp.
  • Khó áp dụng cho những trường hợp đúc khối lượng lớn.
  • Trường hợp lỗi, khuyết tật sản phẩm xảy ra cao hơn do thoát khí kém.

Các hư hỏng thường gặp:

  • Rỗ khí, nứt, không có liên kết do tốc độ nguội không đồng đều nên có vùng đông đặc trước vùng đông đặc sau, 2 vùng này không kết chặt với nhau.

2.5. Đúc kim loại mẫu chảy

Phương pháp này sử dụng khuôn đúc gần tương tự với khuôn đúc bằng cát, tuy nhiên mẫu đúc lại làm bằng vật liệu dễ chảy. Vỏ khuôn sau khi được định hình sẽ tiến hành nung vỏ khuôn và mẫu, mẫu khi đó sẽ đúc chảy ra để lại phần lòng khuôn rỗng.

Ưu điểm:

  • Độ chính xác cao
  • Đúc được các chi tiết có độ phức tạp cao mà phương pháp đúc khác không làm được.
  • Bề mặt thành phẩm nhẵn mịn.
  • Cơ tính thành phẩm tốt
  • Đúc được các vật liệu khó nóng chảy.

Nhược điểm:

  • Khuôn mẫu dùng một lần, cần tự động hóa để giảm thời gian tạo mẫu.

Các hư hỏng thường gặp:

  • Rỗ, lẫn khí bên trong sản phẩm.

2.6. Đúc kim loại ly tâm

Đúc kim loại ly tâm

Đúc kim loại li tâm là phương pháp đổ đầy kim loại nóng chảy vào lòng khuôn đang quay, nhờ vào lực ly tâm kim loại lỏng sẽ bám đều vào thành và nguội tại đó. Phương pháp đúc li tâm được sử dụng cho đúc các vật thể rỗng ruột, tròn xoay.

Ưu điểm:

  • Vật đúc ít bị khuyết tật, rỗ khí…
  • Ít tốn vật liệu
  • Có thể đúc được thành vật đúc gồm nhiều kim loại riêng biệt.

Nhược điểm:

  • Đường kính lỗ có thể không chính xác và bề mặt không được đẹp.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá thang cáp và phụ kiện tại Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện từ năm 2005

Trụ sở chính: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương 

Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Ý Yên, Nam Định

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com