Bu lông liên kết theo các dạng nào?

Gần như ở mọi lĩnh vực từ xây dựng, cơ khí chế tạo đến lắp ghép nội thất, ta đều có thể bắt gặp các liên kết bulong. Các loại bulong với đủ chủng loại và kích thước, tuy là một chi tiết nhỏ bé nhưng lại có khả năng tạo ra kết nối bền chặt cho các bộ phận, các phần riêng rẽ của một kết cấu với nhau.

Chính vì thế, liên kết bu long đã trở thành liên kết thông dụng, phổ biến và khó thay thế trong các lĩnh vực xây dựng – cơ khí – chế tạo – lắp ghép hiện nay.

Thi công ty ren với bu lông là một trong những phương pháp thi công rất quan trọng nhờ tính an toàn và ổn định cao. Quý khách có thể tìm hiểu thêm về các phương pháp thi công ty ren trong video ngắn sau:

Trong thực tế có hai nhóm bu lông được phân loại theo mục đích sử dụng là bu lông liên kết và bulong kết cấu. Vậy hai loại bu lông này có những đặc điểm đặc trưng như thế nào? Tìm hiểu thêm tại:

>> https://thinhphatict.com/bu-long-ket-cau-va-bulong-lien-ket-la-gi

Chúng ta trước nay đều nói rất nhiều về các loại bulong, về thông số kỹ thuật của các loại bulong mà dường như “quên” chưa nói tới các dạng liên kết của bulong trong kết cấu. Vậy hãy cùng Thịnh Phát tìm hiểu về khía cạnh rất thú vị này trong bài viết sau đây nhé!

các dạng liên kết bu lông

Những ưu điểm của liên kết bulong

Khả năng thi công đơn giản, lắp ghép rất dễ dàng

Ưu điểm này thể hiện trong chính thiết kế và cấu tạo của bulong. Mặc dù có rất nhiều loại bu lông khác nhau, có những chức năng khác nhau nhưng nhìn chung cấu tạo của các bulong đều đơn giản như nhau: Hình dạng là một thanh trụ một đầu có mũ và một đầu được tiện ren dọc thân để vặn với đai ốc.

Liên kết xiết ren trong bu long là một phương thức liên kết vừa nhanh chóng vừa dễ dàng, không hề đòi hỏi các kỹ thuật phức tạp như các cách lắp ghép khác. Hơn nữa, liên kết bulong có khả năng chịu được tải trọng kéo, tải trọng uốn rất tốt, có độ bền cao và tính ổn định lâu dài.

Khả năng cố định các chi tiết đơn lẻ để hỗ trợ cho công tác hàn cố định

Ở nhiều kết cấu xây dựng có tải trọng lớn hoặc yêu cầu tính chính xác cao, trước khi thực hiện công tác hàn gắn cố định (hay còn gọi là hàn chết) các chi tiết lại với nhau cần thiết phải dùng đến sự hỗ trợ của liên kết bulong với chức năng liên kết tạm thời hoặc tăng cường khả năng chịu lực cho kết cấu mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cao.

liên kết bu lông vào cánh cột

Để lựa chọn chuẩn loại bulong ta cần dựa vào nhu cầu thi công thực tế và đặc biệt là cần tra khả năng chịu kéo, kích thước của bulong. Một cách nhanh nhất để tra các thông số này là dựa vào bảng tra bu lông đai ốc theo tiêu chuẩn. Tìm hiểu ngay tại:

>> https://thinhphatict.com/bang-tra-bu-long-dai-oc-tieu-chuan

Khả năng chịu lực cao

Các loại bu lông được chế tạo bằng các loại mác thép tốt, có cơ tính tốt, qua quá trình chế tạo được tăng cơ tính để có khả năng chịu nén, chịu kéo cực cao mà khó có hình thức liên kết nào có thể đáp ứng được.

Công tác kiểm tra chất lượng và liên kết bu lông dễ dàng

Điều này được thể hiện qua việc chỉ bằng mắt thường có thể kiểm tra rất trực quan độ xiết chặt, tính chắc chắn của liên kết bu long.

Một số nhược điểm của liên kết bulong

liên kết bu lông

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm khó thay thế nhưng liên kết bằng bulong cũng có một số nhược điểm nhất định như:

- Tốn vật liệu, giá thành cao nếu không lựa chọn đúng và chuẩn loại bu lông phù hợp với kết cấu cần liên kết.

- Có thể có những biến dạng do trượt ren xảy ra hoặc kết cấu không làm việc đồng bộ nếu lỗ tra và thân bulong không được khít nhau.

Các thông số về kích thước của bulong và dung sai kích thước trong lắp ghép bulong là những thông tin cực kỳ cần thiết. Bảng tra dung sai kích thước dưới đây sẽ cung cấp cho quý vị tất cả những thông tin cần thiết xoay quanh vấn đề này. Xem thêm tại:

>> https://thinhphatict.com/bang-tra-dung-sai-kich-thuoc

Các dạng liên kết thông dụng nhất của bulong

Liên kết bu lông dầm vào bản cánh cột

Liên kết cứng (ngàm)

liên kết bulong dầm vào bản cánh cột

Là phương pháp sử dụng bản thép hàn vào cuối dầm để bắt bu lông vào cột hoặc dầm.

Bắt 4 bu lông đai ốc quanh bản thép nối dài ở bản cánh dầm. Căn cứ vào tình hình thực tế mà ta có thể bố trí thêm bu lông ở gần trục trung hòa để hạn chế khoảng hở giữa bản thép và cột.

Liên kết bulong dầm vào bản bụng cột

Liên kết cứng (ngàm)

liên kết bu lông vào bụng cột

Là kiểu liên kết sử dụng bản thép (sườn cứng) để hàn vào cột nhằm tăng độ cứng và độ vững chắc cho bụng cột rồi truyền tải từ cánh dầm vào cột. Cánh đứng và sườn ngang của cột được nối với cánh và bụng của dầm bằng các bản thép và bulong.

Liên kết 2 thép góc V

Có 2 kiểu liên kết là:

+ Liên kết khớp (hay liên kết nửa cứng)

+ Liên kết bằng 2 thép chữ V

liên kết 2 thép góc v

Yếu điểm của kiểu liên kết này đó là rất dễ mất ổn định nếu bản bụng và thép V bị giảm yếu trong trường hợp bị khoét nhiều lỗ.

Để khắc mục những yếu điểm trên có 2 cách là:

+ Thiết kế khoảng cách phù hợp giữa các bulong trên thép chữ V

+ Tăng số lượng bulong để tăng chống cắt

Liên kết 1 thép góc V

liên kết 1 thép góc v

Là kiểu liên kết khớp, chỉ có khả năng chịu tải trọng nhẹ. Để thực hiện liên kết này ta sử dụng thép V hàn vào bản bụng của dầm lớn hơn và bắt bulong vào dầm nhỏ hơn.

Bu lông móng là một loại bu lông có hình dáng vô cùng đặc biệt và nó có những chức năng rất quan trọng trong cố định kết cấu tải trọng cao. Tìm hiểu thêm về loại bu lông rất đặc biệt này trong bài viết sau:

>> https://thinhphatict.com/bulong-mong-dung-de-lam-gi

Liên kết bản thép vào bụng dầm

Là kiểu liên kết khớp (liên kết nửa cứng), sử dụng bản thép để liên kết, một đầu hàn vào bản bụng dầm còn một đầu bắt bulong.

liên kết bản thép vào bụng dầm

Một nhược điểm nhỏ của kiểu liên kết này là tính ổn định sẽ phụ thuộc nhiều vào độ dày của bản bụng được hàn và việc thi công hàn bản thép vuông góc tuyệt đối với bản bụng cũng sẽ khó có thể thực hiện chính xác được.

Liên kết bản thép vào cánh cột

Là kiểu liên kết chịu moment, về cơ bản thì cũng tương tự như kiểu liên kết bản thép vào bụng dầm nhưng ở liên kết này thì bản thép được hàn vào cánh cột.

liên kết bản thép vào cánh cột

Để tăng khả năng chịu lực cắt và moment của liên kết thì có thể gia cường bằng liên kết hàn vào bụng dầm và thép góc ở cánh dầm.

Trên đây là những dạng liên kết của bulong thường gặp trong xây dựng và những ưu nhược điểm của liên kết bu long trong thực tế thi công. Hy vọng sẽ đem đến cho quý khách nhưng thông tin thiết thực và hữu ích.

Thịnh Phát là nhà sản xuất và cung cấp các loại bulong đai ốc chất lượng, uy tín với hàng chục năm kinh nghiệm trong nghề. Lựa chọn sản phẩm của Thịnh Phát quý khách hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm và luôn nhận được những tư vấn tận tình nhất khi cần thiết.

Mọi yêu cầu cần hỗ trợ, đặt hàng vui lòng liên hệ theo địa chỉ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Email: info@thinhphatict.com

Hotline: 0936 014 066