3 cách kiểm tra chất lượng lớp mạ kẽm đạt chuẩn

Ngành công nghiệp xi mạ kẽm là một trong những lĩnh vực rất phát triển hiện nay bởi những đặc tính hữu ích khó thay thế. 

Bằng các kỹ thuật khác nhau dựa trên đặc điểm của từng loại vật liệu, trên từng sản phẩm được phủ mạ kẽm (ví dụ như: thanh ty ren, bu lông) mà lớp mạ kẽm phủ trên vật liệu nền có thể làm tăng khả năng chống mài mòn, độ cứng, độ bền hoặc tính thẩm mỹ cho sản phẩm.

Thanh ren mạ kẽm

Để kiểm tra chất lượng của lớp mạ kẽm có đạt chuẩn hay không, ta dựa vào tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 4392:1986 về các phương pháp kiểm tra lớp mạ trên kim loại, áp dụng cho lớp mạ trang trí và chống ăn mòn được tạo ra từ phương pháp điện hóa.

Theo đó, các cách kiểm tra chất lượng lớp mạ kẽm đạt chuẩn bao gồm các phương pháp sau:

1. Phương pháp kiểm tra ngoại hình lớp mạ

Kiểm tra ngoại hình lớp mạ là phương pháp thực hiện nhằm kiểm tra các khuyết tật trên tổng thể bề mặt lớp mạ bằng cách quan sát hình dạng bên ngoài của lớp mạ.

Lưu ý: Việc kiểm tra được tiến hành qua quan sát bằng mắt thường trong phòng có độ sáng từ 300 Lx đến 2500 Lx và khoảng cách quan sát là 250mm tính từ bề mặt chi tiết.

Trường hợp cần sử dụng dụng cụ quang học thì độ phóng đại được quy định trong tài liệu kỹ thuật đối với sản phẩm.

Để xác định độ bóng và độ nhám của lớp mạ kẽm thì có thể sử dụng các loại dụng cụ chuyên dùng hay so sánh với mẫu chuẩn.

Lớp mạ kẽm trên ty treo chất lượng phải là lớp mạ không có các vết tẩy đi – mạ lại hoặc lớp mạ hỏng bị đánh bóng, lớp mạ cần có bề mặt bóng đẹp, màu sắc chuẩn và bề mặt không có tác điểm châm kim, rỗ.

Mạ crom là một phương pháp mạ cũng rất phổ biến hiện nay. Tham khảo thêm về phương pháp mạ crom tại:

>> https://thinhphatict.com/ma-crom-la-gi-so-sanh-ma-crom-3-va-ma-crom-6

2. Kiểm tra độ dày lớp mạ

Có hai phương pháp để kiểm tra độ dày lớp mạ là phương pháp hóa học và phương pháp vật lý.

A. Kiểm tra độ dày lớp mạ bằng phương pháp hóa học

Có nhiều cách kiểm tra độ dày lớp mạ theo phương pháp hóa học, trong đó một số cách được quy định cụ thể như sau:

Phương pháp phun tia, nhỏ giọt, hòa tan

ty ren mạ kẽm thịnh phát

- Phun tia là phương pháp thực hiện dựa trên cơ sở hòa tan lớp mạ bằng dung dịch thử phun thành tia dại một điểm trên bề mặt sản phẩm mạ với cùng một tốc độ phun tia. Chiều dày lớp mạ sẽ được tính bằng thời gian có thể hòa tan lớp mạ và có thể quan sát bằng mắt được.

- Nhỏ giọt là phương pháp thực hiện dựa trên việc hòa tan lớp mạ bằng cách nhỏ giọt dung dịch thử tại cùng một điểm trên bề mặt lớp mạ và được giữ trong một khoảng thời gian nhất định. Chiều dày lớp mạ sẽ được tính bằng số giọt để hòa tan lớp mạ.

- Hòa tan là phương thức thực hiện dựa trên cơ sở hòa tan lớp mạ trong một dung dịch không tác dụng đối với kim loại nền hoặc kim loại lớp dưới của chi tiết. Chiều dày lớp mạ sẽ được tính bằng khối lượng kim loại hòa tan, sau đó được tính bằng hai phương pháp: Phân tích hóa dung dịch hòa tan lớp mạ hoặc cân chi tiết trước và sau khi hòa tan lớp mạ.

Xem thêm về phương pháp mạ kẽm nhúng nóng và độ dày của lớp mạ tại:

>> https://thinhphatict.com/quy-trinh-ma-kem-nhung-nong-va-do-day-lop-ma-cua-mot-so-vat-lieu

Phương pháp phun tia chu kỳ

Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách phun dòng xối chảy lên sản phẩm mạ trong dung dịch thử chuyên dụng trong một bình thí nghiệm được kiểm soát về nhiệt độ. Chiều dày lớp mạ được nhận biết bằng màu sắc của điểm được phun tia trên mẫu thử và qua công thức:

                                              HM = Ht . t

Theo đó:

+ Ht - chiều dày lớp mạ hòa tan trong 1 s, mm

+ t - thời gian để hòa tan lớp mạ, s.

Màu sắc của lớp mạ kẽm thay đổi như sau:

Lớp mạ

Kim loại nền hoặc kim loại lớp dưới

Số thứ tự dung dịch

Thành phần dung dịch

Nồng độ

Dấu hiệu kết thúc đo

g/l

ml/l

Kẽm

Thép

1

Amoni nitrat

Đồng sunfat

Axit clohydric

70

7

-

-

-

70

Xuất hiện vết màu hồng

Phương pháp phun tia thể tích

Phương pháp phun tia thể tích được thực hiện bằng cách đo dòng dung dịch chảy xuống mẫu thử và quan sát sự thay đổi về màu sắc của bề mặt chỗ dòng xối xuống.

Ta có bảng chiều dày lớp mạ kẽm (Ht) bị hòa tan trong 1 giây (áp dụng cho lớp mạ kẽm mạ trong dung dịch điện phân là xianua, sunfat, amôniac và kẽm). Đơn vị tính: mm   

kiểm tra độ dày lớp mạ kẽm

Phương pháp hòa tan

Có hai cách tiến hành đo chiều dày lớp mạ bằng phương pháp hòa tan:

- Cân chi tiết mạ kẽm rồi mới nhúng mẫu thử vào dung dịch chuyên dụng đến khi hòa tan hết lớp mạ, lấy chi tiết ra khỏi dung dịch, rửa sạch, sấy khô và tiến hành cân lại.

- Nhúng chi tiết mạ kẽm vào dung dịch cho hòa tan hết lớp mạ trước rồi sau đó mới lấy chi tiết ra và rửa sạch bằng nước cất. Tiếp theo là đổ lẫn nước rửa vào dung dịch để phân tích hóa học, xác định khối lượng kim loại mạ bị hòa tan.

Tham khảo thêm quy trình mạ kẽm tại video:

Ta có bảng mô tả dung dịch dùng để hòa tan lớp mạ kẽm như sau:

Lớp mạ

Kim loại nền hoặc kim loại lớp dưới

Số thứ tự của dung dịch

Thành phần dung dịch

Nồng độ g/l

Số lượng

Thời gian giữ 1 giọt,s

Dấu hiệu kết thúc đo

Kẽm

Thép, đồng và hợp kim đồng

5

Kali lođua

Iốt

200

100

-

60

Xuất hiện kim loại nền

Kẽm

Thép, niken

6

Bạc nitrat

44

-

30

Xuất hiện vết màu tối trên thép hoặc màu trắng trên niken 

B. Kiểm tra độ dày lớp mạ kẽm bằng phương pháp vật lý

Phương pháp vật lý không phá hủy mẫu

Để kiểm tra độ dày lớp mạ kẽm bằng phương pháp vật lý không phá hủy mẫu, ta có thể thực hiện bằng 3 phương pháp sau:

- Phương pháp tia ion hóa: Thực hiện dựa trên cường độ phản xạ của tia bức xạ phụ thuộc vào chiều dày lớp mạ.

- Phương pháp dòng xoáy: Dựa trên việc đo sự tương tác qua lại giữa điện trường riêng của cuộn cảm đầu đo với điện từ trường đo cuộn cảm này gây ra trong vật liệu nền có lớp mạ.

nguyên lý đo độ dày lớp mạ

- Phương pháp nhiệt điện: Dựa trên sự thay đổi thế nhiệt điện phụ thuộc vào chiều dày lớp mạ. Dưới sự tác dụng của nhiệt độ, thế nhiệt này thường xuất hiện giữa kim loại nền và kim loại mạ khi hai kim loại này khác nhau về khối lượng và khả năng dẫn điện.

Phương pháp vật lý phá hủy mẫu

Có hai phương pháp kiểm tra vật lý phá hủy mẫu để biết được độ dày của lớp mạ kẽm là phương pháp kim tương và phương pháp khối lượng.

- Phương pháp kim tương

Là phương pháp được áp dụng để đo chiều dày cục bộ của lớp mạ điện hóa với chiều dày tối thiểu là 2mm, dựa trên việc xác định chiều dày lớp mạ bằng kính hiển vi kim tương trên mẫu soi được cắt vuông góc với bề mặt chi tiết mạ.

- Phương pháp khối lượng

Là Phương pháp chỉ sử dụng để kiểm tra chiều dày trung bình của lớp mạ điện hóa trên các chi tiết có khối lượng không lớn hơn 200g.

Khối lượng của lớp mạ được xác định bằng cách cân chi tiết trên cân phân tích trước và sau khi mạ. Chiều dày trung bình của lớp mạ (Htb), đơn vị đo (mm) được tính theo công thức

công thức tính độ dày lớp mạ kẽm

Trong đó:

g1 - Khối lượng chi tiết trước khi mạ, g;

g2 - Khối lượng chi tiết sau khi mạ, g;

S - Diện tích bề mặt chi tiết được mạ, cm2;

g - Tỷ trọng của vật liệu mạ, g/cm3.

3. Kiểm tra độ xốp của lớp mạ

Để kiểm tra độ xốp của lớp mạ kẽm trên sản phẩm, ta có các cách đo độ xốp như sau:

Phương pháp bột nhão

Là phương pháp dựa trên sự tương tác hóa học của kim loại lớp dưới với chất thử tại những chỗ rỗ và không liên tục của lớp mạ với sự tạo thành những hợp chất có màu.

Phương pháp đặt giấy thấm

Là phương pháp dựa trên sự tương tác hóa học của kim loại nền hoặc kim loại lớp dưới với chất thử tại những vị trí rỗ và không liên tục của lớp mạ với sự tạo thành những hợp chất có màu.

thanh ren mạ kẽm đạt chuẩn

Lưu ý: Để hiện lỗ xốp trên sản phẩm thì cần nhỏ giọt trên giấy lọc K3Fe(CN) 64%, nếu có lỗ xốp trên nền chi tiết mạ bằng sắt thì giấy thấm sẽ xuất hiện màu xanh, nếu kim loại nền là đồng và hợp kim của đồng thì giấy thấm sẽ xuất hiện màu nâu.

Thịnh Phát – nhà cung cấp thanh ren mạ kẽm chất lượng cao

Thanh ren mạ kẽm Thịnh Phát được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, lớp mạ được xử lý theo tiêu chuẩn, đảm bảo các yếu tố:

- Độ dày đạt chuẩn

- Lớp mạ có tính thẩm mỹ cao, bóng, sáng

- Lớp mạ bám bền chắc, khả năng bảo vệ sản phẩm cao nhất

Tham khảo thêm báo giá ty ren mạ kẽm Thịnh Phát tại:

>> https://thinhphatict.com/bao-gia-thanh-ren-ty-ren

Quý khách có nhu cầu nhận tư vấn, báo giá, đặt hàng, vui long liên hệ:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Email: info@thinhphatict.com

Hotline: 0936 014 066