3 cách đi dây điện công nghiệp chuẩn xác

Dây cáp điện công nghiệp là loại dây dẫn tải được dòng điện lớn, được cách điện bằng lớp bọc cao su lưu hóa hoặc chất nhựa PVC. Loại dây này được cấu thành từ nhiều dây đơn nên có đặc điểm chính là mềm và dẻo. Dây cáp thường được dùng để làm đường dây tải chính trong những công trình xây dựng điện dân dụng hoặc làm dây điện công nghiệp.

Dây điện công nghiệp để đảm bảo hoạt động hiệu quả cần có sự hỗ trợ đến từ máng cáp. Đây là sản phẩm giúp cố định, bảo vệ và dẫn hướng dây cáp điện, cùng tìm hiểu ngay quy trình sản xuất máng cáp điện qua video dưới đây:

Quy trình sản xuất máng cáp

6000m thang cáp 200x100 sơn tĩnh điện sản xuất tại Thịnh Phát

>> Xem thêm: Sản phẩm máng cáp sơn tĩnh điện

Phân loại dây cáp điện công nghiệp: Hiện nay có 3 cách phân loại dây cáp điện được sử dụng phổ biến bao gồm:

- Phân loại dây cáp điện dựa vào kết cấu ruột dẫn: Theo đó, cáp điện công nghiệp sẽ được chia thành 2 loại: Cáp ruột mềm và cáp ruột cứng. Cáp ruột mềm là ruột dẫn được cấu thành từ nhiều sợi mềm, cáp ruột cứng được cấu thành từ sợi cứng hoặc 7 sợi mềm đấu lại với nhau.

- Phân loại dây cáp điện công nghiệp dựa vào số lượng ruột dẫn: Phụ thuộc vào số lượng ruột dẫn nằm trong cáp để phân loại dây cáp. Có các loại cáp điện đơn, cáp điện đôi, cáp điện ba,…

- Phân loại dây cáp điện công nghiệp dựa vào lớp vỏ bọc: Dựa vào hình dạng vỏ bọc của cáp điện công nghiệp để phân loại: cáp tròn, cáp oval,…

1. Cách đi dây điện công nghiệp trong tủ điện

Cách đi dây điện trong tủ điện

Khi đi dây điện trong nội bộ tủ điện, người ta cần chuẩn bị và thực hiện theo những cách trên. Ngoài ra, cần lưu ý những điểm sau:

- Có một bản sơ đồ đi dây điện. Ví dụ: Có khoảng 10, 20 thiết bị có cùng chung một điểm nối dây (24V) thì cần có một bản sơ đồ để người lắp đặt đi dây dẫn biết được là sẽ cần bắt đầu từ đâu, đi đến đâu và từ thiết bị nào đến thiết bị nào.

- Trong quá trình đi dây tại nội bộ tủ, ta nên đi từ hàng kẹp (terminal board), sau đó đến các thiết bị ở gần và đi tiếp đến các thiết bị kế tiếp.

- Lưu ý cần đánh số và bấm đầu cosse hai đầu dây.

- Sử dụng bút đánh dấu để có thể đánh dấu trên sơ đồ.

- Lưu ý đến các sợi dây điện trong quá trình đi dây:

+ Khi nối đến các thiết bị, chiều dài các đầu dây cần dư ra, đồng thời cũng cần sắp xếp cùng chiều và được uốn cong để tiện khi cần kẹp đo dòng và tạo tính thẩm mỹ.

Theo đó, cần sắp xếp dây vào máng điện để thuận tiện cho việc lắp đặt, sửa chữa sau này. Để tìm hiểu về các vị trí có thể lắp đặt thang máng cáp, bạn có thể tham khảo đường link dưới đây:

>> https://thinhphatict.com/cac-vi-tri-co-the-lap-dat-thang-mang-cap

Máng cáp sơn tĩnh điện màu ghi tại xưởng Thịnh Phát

+ Khi bó dây cần sắp xếp các dây dẫn theo một đường thẳng ngay ngắn. Sử dụng dây đai bằng nhựa hoặc dây gai để bó các dây đến các thiết bị. Dây nào quá dài có thể kéo theo hình zích zắc rồi giấu vào phía trong bó dây.

+ Sử dụng hộp để cho đường chính vào bên trong hoặc bó dây gọn gàng lại.

2. Cách đi dây điện, dây cáp ngoài tủ điện

Đi dây cáp ngoài tủ điện bằng thang cáp

  • Bắt đầu theo thứ tự từ cáp điện lực, đến cáp điều khiển và cuối cùng là cáp tín hiệu.
  • Đấu nối cần cẩn thận cho từng sợi cáp. Ta nên tiến hành nối sợi hàng kẹp đầu tiên rồi đến những sợi khác.
  • Thực hiện theo quy trình: Bóc 250mm vỏ sợi cáp -> kéo từng lõi sợi theo đường của nó -> cắt dư khoảng 100mm dây -> thực hiện đánh số, ép cosse rồi xiết và cho vào hàng kẹp.
  • Tùy theo nhu cầu thiết kế mà ta sẽ bỏ chung các lõi dư với bó dây hay nối vào các hàng kẹp thừa hoặc để hở.
  • Chỉ nên đối một đầu dây phía tủ điều khiển với đất (áo dụng cho vỏ chống nhiễu của cáp tín hiệu)

>> Xem thêm: Thang máng cáp có khoảng cách giá đỡ là bao nhiêu?

3. Cách kéo cáp từ tủ điện này đến tủ điện khác hoặc đến các thiết bị

Tủ điện công nghiệp

Cách kéo cáp từ tủ điện này đến tủ điện khác cần tuân thủ các điều kiện sau:

- Phân theo các loại cáp:

  • Về chủng loại: Cáp điện lực, cáp điều khiển, cáp tín hiệu – vỏ chống nhiễu, cáp bù Thermocouple
  • Về vị trí: Cùng kéo đến một tủ trở thành một nhóm

- Cần tiến hành cắt cáp cho đủ chiều dài tối thiểu: Để đầu nối vào hàng kẹp, ta cần tăng thêm mỗi đầu cáp một độ dài khoảng 1,5m.

Vỏ tủ điện là một trong những bộ phận không thể thiếu trong các công trình công nghiệp và dân dụng như trạm điện, nhà máy, bệnh viện, sân bay,… giúp vận hành hệ thống điện dễ dàng và bảo quản thiết bị an toàn nâng cao tuổi thọ thiết bị, an toàn cho người vận hành và cho hệ thống điện.

- Phải bó cáp lại trong ống:

  • Cách nối: Bó chung với dây mồi, mỗi bó khoảng 3m
  • Cách thức: Thuê nhân công hoặc pa lang
  • Xử lý: Bơm nước vào trong ống để dễ kéo

- Khi tiến hành đi cáp trong máng:

Máng điện công nghiệp

  • Sử dụng dây đai cáp cỡ lớn để cố định thanh đỡ, máng cáp
  • Sắp xếp gọn gàng, thẳng hàng cáp ở trong máng. Lưu ý nên gộp dây theo từng nhóm đã được phân loại trước đó.

- Chuẩn bị những đầu giữ cổ cáp (cable gland) ở trong ngăn thiết bị hoặc trong tủ điện.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá thang máng cáp và phụ kiện tại Hà Nội & TP.Hồ Chí Minh, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện từ năm 2005

Trụ sở chính: Tầng 3, số 152 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội

Chi nhánh phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Ý Yên, Nam Định

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com