Momen lực là gì? Đơn vị của momen lực

Trong nghiên cứu vật lý, chuyển động học khái niệm về momen lực có một ý nghĩa quan trọng giúp ta tìm hiểu về cân bằng và chuyển động của các vật thể. Momen lực không chỉ đơn thuần là một khái niệm trừu tượng mà còn là nền tảng để hiểu sâu hơn về cách các vật thể tương tác và di chuyển trong không gian. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết và khám phá sâu hơn, momen lực là gì và tại sao nó lại quan trọng đến vậy.

tim-hieu-ve-momen-luc

Tìm hiểu về momen lực

 

1. Momen lực là gì?

Momen lực là một khái niệm quan trọng trong vật lý và cơ học, thể hiện sự ảnh hưởng của lực đối với sự quay của vật thể. Ta có:

  • Định nghĩa: Momen lực là đại lượng vật lý đặc trưng cho tác dụng làm vật quay xung quanh trục cố định của lực. Momen được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó. 
  • Ký hiệu của momen lực: M
  • Đơn vị momen lực: N.m
     

Khi một vật có trục quay cố định nằm trong trạng thái cân bằng, quy tắc momen lực cho ta biết rằng tổng của các momen lực tạo ra sự xoay cùng chiều kim đồng hồ phải cân bằng với tổng các momen lực tạo ra sự xoay ngược chiều kim đồng hồ. Điều này có nghĩa là lực và khoảng cách từ trục quay đến lực cần phải cân bằng với các lực và khoảng cách tương ứng ở hướng ngược lại.

Tuy nhiên, quy tắc này vẫn áp dụng vào trường hợp vật không có trục quay cố định. Khi đó ta hiểu rằng momen lực tạo ra xu hướng xoay của vật phải cân bằng với tổng momen lực tạo ra xu hướng xoay theo chiều ngược lại. Điều này đảm bảo rằng vật duy trì trạng thái cân bằng và không xoay theo một hướng cụ thể, dù trục quay có tồn tại hay không. 

Như vậy, quy tắc momen lực không chỉ là một khía cạnh quan trọng của cân bằng và chuyển động trong vật lý mà còn được áp dụng rộng rãi trong nhiều tình huống kể cả khi không có trục quay cố định.

Ví dụ về momen lực: Lực tạo ra khi xoay tay nắm cửa, vặn cờ lê tháo bulong, vặn chìa khóa, quay vô lăng ô tô,...

2. Công thức tính momen lực 

Momen lực được tính dựa vào công thức: M = F.d

Trong đó: 

  • F là độ lớn lực tác dụng (N)
  • d là cánh tay đòn - khoảng cách từ tâm quay đến giá của lực (m)
  • M là momen lực (N.m)
     

minh-hoa-momen-luc

Ví dụ: 
Ta dùng cờ lê để tháo rời liên kết giữa một bu lông và đai ốc bằng một lực 50N, độ dài cánh tay đòn là 30cm
=> Lực momen được tạo ra có độ lớn =0.3x50 =15N.m

Chú ý:

  • Khi d = 0 => M = 0, nếu giá của lực đi qua tâm quay thì lực sẽ không có tác dụng làm quay. 
  • Khi M = F.d, muốn tăng M ta có thể tăng độ lớn của lực hay tăng độ dài của cánh tay đòn. 
     

Quy tắc momen lực:
Khi muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng các momen lực có xu hướng làm vật quay theo cùng chiều kim đồng hồ phải bằng với tổng các momen lực có xu hướng làm cho vật quay ngược chiều kim đồng hồ. (Điều kiện cân bằng của một vật có trục quay cố định) 

quy-tac-momen-luc

Quy tắc momen lực 

Ta có biểu thức: M1 = M2 ⇔ F1d1 = F2d2

Trong trường hợp vật chịu nhiều lực tác dụng: F1d1+F2d2+... =  F′1d′1+F′2d′2+...

Lưu ý:
- Như đã trình bày bên trên, quy tắc momen lực còn có thể áp dụng cho các trường hợp một vật không có trục quay cố định, khi đó ta hiểu vật sẽ quay quanh trục quay tức thời.
- Khi một vật rắn quay xung quanh một trục cố định, mọi điểm của vật sẽ có cùng tốc độ góc ω.

  • ω = const: Vật quay đều
  • ω tăng dần: Vật quay nhanh dần
  • ω giảm dần: Vật quay chậm dần​​​​​​
     

3. Trường hợp đặc biệt của Momen lực

Momen lực là gì, bên trên Thịnh Phát đã giúp bạn đọc giải đáp chi tiết và để mở rộng thêm kiến thức, bạn có thể dành thời gian tìm hiểu thêm về 2 trường hợp đặc biệt khác là lực momen xoắn và momen ngẫu lực.

3.1. Lực momen xoắn

Lực momen xoắn là một lực gây ra sự chuyển động quay khiến vật thể xoay quanh một trục nào đó, đại lượng này càng lớn thì có nghĩa là động cơ càng thực hiện nhiều công. Nói cách khác, nó thể hiện độ khỏe của động cơ được ký hiệu là N.m hoặc ft-lb.

Có công thức như sau: T=Px9.55/n

Trong đó:

  • T: Lực momen xoắn (đơn vị là N.m)
  • P: Công suất của động cơ (đơn vị là kW)
  • n: Tốc độ của động cơ (đơn vị là vòng/phút)
     

Ví dụ: Momen lực xoắn của động cơ xe, đặc biệt là với xe ô tô. Đây là đại lượng đặc trưng cho khả năng chịu tải trọng của xe khi di chuyển hay vượt qua các trở ngại trên đường đi.

Ngoài ra momen xoắn này còn hiện hữu trong các việc như xoay chìa khóa, xoay tay nắm cửa, vặn cờ lê để tháo rời liên kết bu lông,...

3.2. Momen ngẫu lực

Momen ngẫu lực là hệ hai lực song song nhưng lại ngược chiều nhau, chúng có độ lớn bằng nhau và cùng tác động vào một vật thể nào đó. Momen ngẫu lực không phụ thuộc vào vị trí của trục quay khi các trục này nằm vuông góc với mặt phẳng có ngẫu lực.

Momen ngẫu lực được tính bằng công thức: M = F1d1 + F2d2 = F(d1+d2) = Fd

Trong đó:

  • F: Độ lớn của các lực (đơn vị là N)
  • d: Khoảng cách giữa 2 giá của ngẫu lực (đơn vị là m)
  • M: Momen của ngẫu lực (đơn vị là N.m)
     

Ví dụ: Các momen ngẫu lực xuất hiện khi ta dùng tay vặn vòi nước làm cho tác động vào vòi bằng một ngẫu lực. Hay khi ô tô đến ngã rẽ, người lái xe sẽ tác dụng một ngẫu lực vào tay lái (vô lăng) để điều hướng,...

4. Momen lực và ứng dụng trong thực tế

Momen lực là một khái niệm quan trọng giúp ta hiểu và dự đoán cân bằng của một vật thể, khi một vật thể đang quay, momen sẽ ảnh hưởng đến tốc độ quay và hướng quay của nó.

Ta có thể dễ dàng nhận thấy sự hiện hữu của momen lực xung quanh cuộc sống hàng ngày, ví dụ như:

Các tay nắm cửa:
Với trục quay chính là bản lề của tay nắm, chúng thường được bố trí cách xa bản lề (tăng khoảng cách d) nhằm mục đích tăng momen lực - tăng tác dụng lực quay giúp ta có thể mở cửa dễ dàng hơn.

Momen lực xuất hiện khi ta xoay tay nắm cửa
 

Các loại cờ lê trong kỹ thuật:
Trong trường hợp này việc vặn cờ lê giúp tác động một momen lực để tháo rời liên kết bulong đai ốc. Cờ lê có cánh tay đòn d càng lớn thì momen lực càng lớn giúp mở được những loại đai ốc ốc siết chặt hơn.

Sử dụng cờ lê vặn bulong cũng tạo ra momen lực
 

Và trong động cơ học:
Momen lực giúp mô tả chuyển động quay của các đối tượng như bánh xe, trục, và các máy móc, phương tiện di chuyển,... Nó liên quan đến cân bằng, vận tốc quay và độ ổn định của các phương tiện này.

Động cơ quay của ô tô tạo ra momen lực
 

Như vậy, từ những ví dụ và ứng dụng thực tế đã phân tích, chúng ta có thể thấy được sự ảnh hưởng sâu rộng của momen lực trong cuộc sống hàng ngày. Đây không chỉ là một khái niệm trừu tượng trong vật lý mà còn là một khía cạnh cực kỳ quan trọng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự cân bằng và chuyển động của các vật thể. 

>> Công ty Thịnh Phát - đơn vị chuyên sản xuất và phân phối các loại vật tư ty ren, thanh Unistrut, thép hình, giá đỡ, thang máng cáp, đai treo, kẹp treo, bulong ốc vít tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh luôn sẵn hàng số lượng lớn, đảm bảo cung ứng nhanh chóng cho các dự án trên toàn quốc. Sản phẩm không chỉ chất lượng mà còn có mức giá tốt tận xưởng. Liên hệ ngay nếu bạn đang cần vật tư cho dự án của mình.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1, CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com