Máng cáp được sản xuất theo quy trình như thế nào?

Máng cáp là thiết bị quan trọng được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong việc lắp đặt hệ thống điện cho mọi công trình nhằm sắp xếp, quản lý và bảo vệ dây dẫn không bị tác động trực tiếp từ môi trường bên ngoài. Vậy máng cáp được sản xuất như thế nào? Hãy cùng Thịnh Phát tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Quy trình sản xuất máng cáp điện gồm có 7 bước:

Bước 1: Tính toán kích thước máng cáp

kich-thuoc-mang-cap-thinh-phat

Kích thước máng cáp

Để tiến hành sản xuất máng cáp, cần chú ý tính toán kỹ lưỡng kích thước của máng cáp sao cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của công trình. Việc này sẽ giúp đảm bảo cho máng cáp sau khi sản xuất ra có đủ không gian để sắp xếp và quản lý các loại dây dẫn. Đồng thời đảm bảo sản phẩm chắc chắn và bền bỉ trong quá trình sử dụng.

Bước 2: Lựa chọn loại vật liệu và phương pháp xử lý bề mặt máng cáp thích hợp

Để sản phẩm đạt được chất lượng tốt nhất và tối ưu chi phí, việc chọn loại vật liệu cùng cách xử lý bề mặt máng cáp 100x100 là vô cùng quan trọng.

Tùy theo yêu cầu của khách hàng, đơn vị sản xuất máng cáp Thịnh Phát sẽ gia công một trong các vật liệu:

- Tôn đen sơn tĩnh điện

- Tôn tráng kẽm tấm hoặc cuộn

- Thép tấm không gỉ

Sau khi đã lựa chọn được vật liệu làm máng cáp, khách hàng sẽ tiến hành chọn phương pháp xử lý bề mặt để tăng khả năng chống gỉ sét, tăng độ bền và tuổi thọ của máng cáp. Gồm có 3 phương pháp:

- Máng cáp sơn tĩnh điện

- Máng cáp mạ kẽm điện phân

- Máng cáp mạ kẽm nhúng nóng

Mỗi phương pháp sẽ có những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp với điều kiện của từng môi trường tác động.

phan-biet-3-phuong-phap-xu-li-be-mat-mang-cap

Ngoài ra, đơn vị sản xuất còn có nhiệm vụ kiểm tra chi tiết các thông số về độ dày, chiều rộng và chiều dài của các chi tiết trước khi triển khai bản vẽ thiết kế và thi công. Sau khi đơn vị sản xuất và khách hàng thống nhất được với nhau về thiết kế phù hợp, bản vẽ thi công sẽ được bên sản xuất chuyển xuống xưởng để tiến hàng sản xuất.

>> Xem thêm: Máng cáp và phụ kiện máng cáp Thịnh Phát 

Bước 3: Tính toán kích thước chính xác để cắt phôi

Phụ thuộc vào kích thước của máng cáp, công nhân tiến hàng cắt tôn tấm hoặc thép tấm thành các tấm phôi theo kích thước trên bản vẽ thi công. Tôn hoặc thép phải đảm bảo được các yếu tố: nhẵn bóng, không gỉ sét, cong vênh, biến dạng và có độ dày đúng với yêu cầu của khách hàng.

Bước 4: Tiến hành đột lỗ theo yêu cầu của sản phẩm

Đây là khâu quan trọng ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm, mỗi sản phẩm đều sẽ được đưa qua khâu đột này để tạo thành các lỗ thoát nhiệt dưới đáy máng cáp hoặc các lỗ bắt nối máng cáp điện.

Theo đó, các tấm phôi được đưa lên máy CNC tiến hành đột lỗ theo bản vẽ thiết kế. Khi sử dụng máy này, sản phẩm máng cáp có độ chính xác và thẩm mỹ cao. Giúp nâng cao chất lượng sản phẩm, độ chính xác trong quá trình lắp đặt.

Bước 5: Chấn gấp tạo hình sản phẩm

chan-gap-mang-cap-thinh-phat

Chấn gấp máng cáp

Sau khi tiến hành đột, phôi sẽ được chuyển sang máy chấn gấp theo kích thước và kết cấu đã được thiết kế. Khi chấn yêu cầu người thợ vận hành máy phải có tay nghề ổn định, thao tác các bước phải chuẩn, có như vậy sản phẩm sau khi hoàn thiện mới đảm bảo được tính thẩm mỹ và chính xác. Thuận tiện cho công tác gia công lắp đặt sản phẩm.

Bước 6: Vệ sinh và xử lý bề mặt máng cáp

Trước khi tiến hành vệ sinh bề mặt máng cáp, sản phẩm được kiểm tra kỹ càng các thông số kỹ thuật như chiều dài, chiều rộng, độ dày. Sau khi đạt yêu cầu, sản phẩm sẽ được tiến hành xử lý bề mặt.

Tùy theo công nghệ (sơn tĩnh điện, mạ kẽm điện phân hoặc mạ kẽm nhúng nóng) sản phẩm thô sẽ được tiến hành vệ sinh bề mặt kỹ lưỡng theo đúng tiêu chuẩn. Đây là bước rất quan trọng để đảm bảo sau khi hoàn thiện sản phẩm có một lớp phủ đẹp và bền theo thời gian.

Sau khi vệ sinh, sản phẩm được tiến hành sơn phủ bề mặt theo yêu cầu của khách hàng.

>> Xem thêm: https://thinhphatict.com/bao-gia-mang-cap-va-phu-kien-mang-cap-moi-nhat

Bước 7: Kiểm tra và giao sản phẩm đến khách hàng

Sản phẩm máng cáp sau khi hoàn thiện được tiến hành kiểm tra chất lượng sản phẩm lần cuối. Máng cáp phải đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí về số lượng, kích thước thiết kế, kết cấu chắc chắn, không cong vênh, méo; các lớp sơn phủ hay mạ phải mịn, đẹp và đều trước khi đóng gói xuất xưởng. Sau đó sản phẩm máng cáp được bao gói cần thận và bàn giao đến khách hàng.

Trên đây là quy trình sản xuất máng cáp điện của Thịnh Phát, các khâu đều được giám sát chặt chẽ từ nguyên liệu đầu vào tới khi bàn giao cho khách hàng. Tất cả đều được làm với dây chuyền máy móc hiện đại, đảm bảo chất lượng và giá thành cạnh tranh nhất.

Quý khách hàng có nhu cầu báo giá máng cáp, thang cáp, khay cáp và phụ kiện tại Hà Nội, vui lòng liên hệ theo thông tin sau đây để được hỗ trợ nhanh nhất:

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT

Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội

Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định

CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương

Hotline: 0936 014 066

Email: info@thinhphatict.com