Cường độ dòng điện là gì? Công thức tính cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là gì, việc đo lường chính xác cường độ dòng điện là những yêu cầu không thể thiếu, giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả trong ứng dụng mọi loại thiết bị điện. Trong bài viết này, Thịnh Phát sẽ giúp bạn hiểu thêm về ý nghĩa cũng như cách tính, công cụ đo cường độ dòng điện, từ đó giúp bạn dễ dàng lựa chọn đúng loại dụng cụ phù hợp với nhu cầu, đem hiệu quả tối ưu trong công việc.

Tìm hiểu về cường độ dòng điện

1. Cường độ dòng điện là gì?

Cường độ dòng điện là một đại lượng đặc trưng trong vật lý học, nó đại diện cho độ mạnh yếu của dòng điện, số lượng điện tử đi qua tiết diện của vật dẫn trong một đơn vị thời gian. Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn và ngược lại.

- Ký hiệu cường độ dòng điện là: I
Chữ I trong hệ SI (hệ tiêu chuẩn đo lường quốc tế) và cũng là chữ viết tắt của cường độ trong tiếng Pháp “Intensité”.

- Cường độ dòng điện có đơn vị là: Ampe (Ký hiệu A)
Ngoài đơn vị ampe, để đo cường độ dòng điện ta có thể sử dụng một số đại lượng và cách quy đổi dưới đây: 
1 A = 1000 mA
1 mA = 1000 μA
1 mA = 11000 A
1 μA = 11000 mA = 11000000 A

>>> Nếu công trình điện của bạn cần một hệ thống quản lý dây dẫn hiệu quả mà vẫn đảm bảo tối ưu ngân sách, tham khảo thêm các sản phẩm thang máng cáp Thịnh Phát ngay TẠI ĐÂY!

2. Ý nghĩa của cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện là đại lượng có ý nghĩa quan trọng, chúng được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. 

  • Nhờ đại lượng này, ta có thể kiểm soát được nguồn điện mà các thiết bị đang sử dụng, đảm bảo chúng hoạt động ổn định, hiệu quả và an toàn. 
  • Cường độ dòng điện giúp phân loại các nguồn điện, người dùng có thể hiểu và lựa chọn sử dụng nguồn điện hợp lý, phục vụ cho các nhu cầu khác nhau.
  • Từ đó giúp bảo vệ người sử dụng khỏi những rủi ro chập cháy, quá tải điện,...
     

Cụ thể trong sinh hoạt hàng ngày, các thiết bị điện dân dụng thường sử dụng dòng điện có cường độ thấp hơn. Trong khi đó, các hệ thống máy móc công nghiệp tại nhà máy, xí nghiệp,... ta cần cung cấp cho chúng một nguồn điện có cường độ mạnh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu vận hành. 

Dù là điện dân dụng hay điện công nghiệp, trong quá trình sử dụng bạn cũng cần lưu ý tuân thủ các quy tắc an toàn điện, cường độ dòng điện càng mạnh thì mức độ gây nguy hiểm càng lớn. 

>>> Xem thêm: Top 5 sản phẩm giúp quản lý và bảo vệ hệ thống điện tốt nhất

3. Phân loại cường độ dòng điện

Cường độ dòng điện hiện nay được chia thành 2 loại chính là: Cường độ dòng điện 1 chiều và cường độ dòng điện xoay chiều.

Trong đó:
- Cường độ dòng điện một chiều (ký hiệu là DC - Direct Current)

  • Là đại lượng đo lường được ứng dụng trong trường hợp dòng điện dịch chuyển cùng hướng của các hạt mang điện trong môi trường dẫn điện. 
  • Cường độ dòng điện một chiều có thể điều chỉnh tăng giảm nhưng không thể đổi chiều.
  • Theo quy ước chung, dòng DC có chiều từ dương (+) sang âm (-), chúng được tạo ra từ các nguồn điện như: pin, ắc quy, điện năng lượng mặt trời,... 


Sự khác biệt giữa dòng điện xoay chiều và dòng điện một chiều
 

- Cường độ dòng điện xoay chiều (ký hiệu là AC - Alternating Current)

  • Dòng điện này có chiều và cường độ dòng điện có thể thay đổi tuần hoàn theo các chu kỳ thời gian nhất định.
  • Chu kỳ này được ký hiệu là T, sau mỗi khoảng thời gian T dòng điện xoay chiều sẽ lặp lại vị trí cũ. Tần số của AC kí hiệu là F với F là sự nghịch đảo của chu kì dòng điện xoay chiều.
  • Dòng điện xoay chiều chính là dòng điện được sử dụng trong hệ thống điện lưới quốc gia, có nguồn tại các nhà máy điện hoặc được biến đổi qua lại giữa hai dòng điện AC - DC thông qua các mạch điện chuyên dụng.
     

4. Công thức tính cường độ dòng điện

4.1. Công thức tính cường độ dòng điện tổng quát: I=Q/t=(q1+q2+q3+…+qn)/t

Trong đó: 
I là cường độ dòng điện (đơn vị Ampe: A)
q là điện lượng dịch chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (đơn vị Coulomb: C)
t thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (đơn vị giây: s)

 

4.2. Công thức tính cường độ dòng điện của dòng điện không đổi: I = q/t 

Trong đó: 
I là cường độ dòng điện không đổi (đơn vị Ampe: A)
q là điện lượng được chuyển qua tiết diện thẳng của 1 vật dẫn trong khoảng thời gian t (đơn vị: C)
t thời gian điện lượng chuyển qua tiết diện phẳng vật dẫn (đơn vị: s)

 

4.3. Công thức tính cường độ dòng điện theo định luật ôm: I = U/R

Trong đó:
I: Cường độ dòng điện ( đơn vị A)
U: Hiệu điện thế (đơn vị V)
R: Điện trở (đơn vị Ω)

Lưu ý:
Mạch nối tiếp: I = I1 = I2 = … = In
Mạch song song: I = I1 + I2 + … + In

 

4.4.  Công thức tính cường độ dòng điện 3 pha: I = P/(√3 x U x cosφ  x hiệu suất)

Trong đó:
P: Công suất động cơ (đơn vị W)
U: Điện áp sử dụng (đơn vị V)

 

4.5. Công thức tính một số loại cường độ dòng điện khác

Cường độ dòng điện bão hòa: I = n.e (Trong đó n là số electron, e là điện tích electron)
Cường độ dòng điện hiệu dụng: I = I0/√2 (Trong đó I là cường độ dòng điện hiệu dụng, I0 là cường độ dòng điện cực đại)

>>> Xem thêm: Công thức tính công suất điện

5. Dụng cụ đo cường độ dòng điện

Để đo chính xác cường độ dòng điện cần sử dụng đến các thiết bị chuyên dụng như: Ampe kế, Ampe kìm, đồng hồ vạn năng,... Trong đó:

- Ampe kế có nhiều loại khác nhau để đo dòng điện một chiều, dòng điện xoay chiều, Ampe kế đo điện trở,... Ngoài ra còn có loại máy MiliAmpe kế để đo cường độ dòng điện nhỏ ở đơn vị mA.

- Ampe kìm là dụng cụ đo điện cầm tay chuyên dụng, dùng để đo trực tiếp dòng điện chạy qua dây dẫn. Ampe kìm còn cho phép đo được các đại lượng như: dòng điện, tần số, điện trở,... một số sản phẩm còn có thể đo nhiệt độ, thông mạch, kiểm tra dẫn điện,...

Ampe kế đo cường độ dòng điện 

- Đồng hồ vạn năng hay còn được gọi là vạn năng kế, là thiết bị đa năng có thể đo được điện áp, cường độ dòng điện và điện trở; một số loại cao cấp còn đo được cả tần số, tụ điện, kiểm tra diode, thông mạch,... 

- Máy đo đa năng cũng là thiết bị đo cường độ dòng điện có thể thực hiện nhiều chức năng khác nhau như đo điện áp, điện trở, công suất, cường độ dòng điện, nhiệt độ, độ ẩm, áp suất,... Ngoài ra chúng còn có thể kiểm tra nối mạch, mạch điện và đo mạch vòng.


Ampe kìm, đồng hồ vạn năng đo cường độ dòng điện

Từ việc sử dụng, bảo trì thiết bị điện tử đến thi công các công trình điện, ampe kế và các dụng cụ đo đa năng đã trở thành công cụ không thể thiếu đối với các kỹ sư điện, đem lại giải pháp đo lường linh hoạt, chính xác và đảm bảo hiệu quả.

Qua bài viết, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về ý nghĩa của cường độ dòng điện là gì cũng như các đặc điểm, công thức tính và công cụ đo cường độ dòng điện. Việc hiểu rõ về đại lượng này không chỉ là kiến thức cơ bản quan trọng trong lĩnh vực điện mà còn giúp chúng ta ứng dụng hiệu quả trong thực tiễn, từ việc sử dụng các thiết bị điện trong gia đình cho đến các thiết bị điện công nghiệp. Hy vọng rằng, thông qua bài viết này, bạn đã có cái nhìn tổng quan và sâu sắc hơn về cường độ dòng điện cũng như tầm quan trọng của đại lượng này trong cuộc sống hàng ngày. 

>>> Với hệ thống điện công suất lớn, việc đi dây dẫn đòi hỏi hệ thống thang máng cáp cũng phải có chất lượng tốt hơn, chịu tải trọng và chống ăn mòn tốt hơn. Nếu bạn quan tâm và muốn tìm hiểu thêm về các sản phẩm thang máng cáp tại Hà Nội, Tp.Hồ Chí Minh hay các khu vực trên toàn quốc, bạn có thể liên hệ nhanh đến Thịnh Phát để được hỗ trợ!

Thang cáp đi dây điện công nghiệp


Các loại thang máng cáp Thịnh Phát

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005

Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1, CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Mobile: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com