Độ F và độ C là hai đơn vị đo nhiệt độ phổ biến được sử dụng trong nhiều lĩnh vực từ thời tiết, nấu ăn, y tế, công nghiệp,... Đôi khi việc chuyển đổi giữa hai hệ thống đo lường này có thể gây nhầm lẫn và khó khăn. Để giúp bạn hiểu một cách chính xác về cách đổi độ F sang độ C, bài viết này sẽ gợi ý 3 cách để chuyển đổi một cách chính xác nhất.
Tìm hiểu các cách đổi độ F sang độ C
1. Độ F và độ C là gì?
1.1. Độ F (Fahrenheit)
Là thang đo nhiệt độ được đặt theo tên của một nhà vật lý học người Đức tên là Daniel Gabriel Fahrenheit (1686-1736). Thang độ F thường được sử dụng phổ biến tại Mỹ và các nước sử dụng ngôn ngữ bằng tiếng Anh.
Do hầu hết nhiệt độ không khí môi trường ở các vùng dân cư trên thế giới đều nằm trong khoảng 0°F đến 100°F, nên độ F rất được ưa chuộng để thể hiện sự nhận biết chênh lệch hay tăng giảm nhiệt độ.
Trước năm 1960, thang đo độ F được sử dụng rộng rãi bởi tính chính xác của nó, tuy nhiên đến cuối những năm 1960, người ta dần thay thế thang do F thành thang đo C.
1.2. Độ C (Celsius)
Là thang đo nhiệt độ được đặt theo tên nhà thiên văn học người Thụy Điển tên là Anders Celsius (1701-1744). Hệ thống thang này được ông lập ra dựa theo trạng thái nước ở khí áp tiêu biểu vào năm 1742, nước sôi khi 100°C và nước lạnh ở 0°C .
Vào hai năm sau đó, hệ thống Celsius đổi ngược thành hệ thống Centigrade bởi nhà khoa học Carolus Linnaeus. Tuy nhiên người ta vẫn dùng Celsius thay vì Centigrade bởi thuật ngữ này còn mang ý nghĩa khác, dùng để đo một mặt phẳng bằng phần vạn của góc vuông được áp dụng tại lục địa Châu u.
Và tại Việt Nam thang đo độ C đã được chính phủ áp dụng trong kế hoạch chuyển hóa hệ thống đo lường hiện nay.
Ví dụ trong lĩnh vực bảo ôn, ta có thể dễ dàng bắt gặp ký hiệu °C trong các mô tả về khả năng chịu nhiệt của các loại ống gió mềm, gối đỡ ống, bông thủy tinh, bông khoáng,... Cụ thể như:
- Ống gió bảo ôn có giới hạn chịu nhiệt từ (-30°C) đến (+250°C)
- Gối đỡ ống Pu Foam có giới hạn chịu nhiệt từ (-80°C) đến (+150°C)
Những cách đổi độ F sang độ C nhanh chóng nhất
2. Cách đổi độ F sang độ C chính xác nhất
2.1. Cách đổi độ F sang độ C bằng công thức tính
Phương pháp chuyển đổi nhiệt độ thông dụng nhất mà các bạn có thể áp dụng là sử dụng công thức:
Chuyển đổi từ độ F sang độ C:
°C = 5/9 × (°F - 32)
Ngược lại, khi chuyển đổi từ độ C sang độ F:
°F = (9/5 × °C) + 32
Cách tính này rất nhanh chóng, tuy nhiên cần lưu ý rằng nếu không cẩn thận bạn có thể nhầm lẫn dẫn đến sai sót.
>> Ví dụ: Với sản phẩm ống gió mềm INSOLI Thịnh Phát có giới hạn chịu nhiệt tối đa lên đến 250°C. Vậy khi chuyển đổi sang độ F chúng có giá trị là bao nhiêu?
Ta áp dụng công thức:
Độ F = (9/5 × °C) + 32 = (9/5 × 250) + 32 = 482°F
Như vậy loại ống gió mềm vừa nêu trên có giới hạn chịu nhiệt tối đa lên đến 482°F
2.2. Cách đổi độ F sang độ C bằng bảng quy đổi
Để thuận tiện hơn khi chuyển đổi giữa độ F và độ C, bạn có thể tham khảo bảng chuyển đổi được cung cấp dưới đây. Bảng chuyển đổi này không chỉ mang lại cái nhìn tổng quan về quan hệ giữa các giá trị nhiệt độ trong hai hệ đo lường mà còn cho phép bạn nhanh chóng xác định giá trị cần thiết mà không cần đến các phép tính phức tạp.
Bảng quy đổi độ F và độ C
Ví dụ một sản phẩm ống gió mềm D100 có mức chịu nhiệt tối thiểu là 30°C, từ bảng quy đổi ta có thể dễ dàng nhận thấy giá trị này tương ứng với 86°F. Và tương tự với khi quy đổi ngược lại.
2.3. Cách đổi độ F sang độ C bằng Google
Nếu không muốn tự tính toán bằng công thức hay dùng bảng tra cứu, bạn hoàn toàn có thể sử dụng đến các công cụ tìm kiếm để chuyển từ độ F sang độ C hoặc ngược lại. Đây được xem là cách nhanh và đơn giản nhất mà ai cũng có thể làm được.
Bạn chỉ cần truy cập vào Google Chrome hoặc các trình duyệt web khác như Cốc Cốc, Firefox,… và tìm kiếm nội dung “xx độ F bằng bao nhiêu độ C” (Chú ý “xx” là độ F cần được chuyển đổi sang độ C hoặc ngược lại)
Kết quả sẽ được trả về, cực nhanh chóng và cực chính xác.
Ví dụ:
Cách đổi độ F sang độ C bằng Google
>>> Xem thêm các loại ống gió mềm - ống gió bảo ôn chất lượng TẠI ĐÂY
3. Khi nào cần chuyển đổi độ F sang độ C
- Chuyển đổi từ độ F sang độ C trở nên cần thiết trong nhiều tình huống, đặc biệt khi bạn cần thích nghi với hệ thống đo nhiệt độ khác biệt giữa các quốc gia hoặc khi bạn đang làm việc trong lĩnh vực yêu cầu sự chính xác cao về nhiệt độ.
- Đa số các loại máy móc hiện đại nếu có trang bị cảm biến nhiệt độ thì đều dùng đơn vị đo là độ C, tuy nhiên trong các nhà máy hoặc nhiều ngành công nghiệp vẫn còn dùng các loại máy móc đời cũ và chỉ có thể đo nhiệt độ bằng độ F.
- Bên cạnh một số thiết bị nhiệt kế, máy đo nhiệt độ, độ ẩm có thể sẽ dùng đơn vị đo là độ F, độ C hoặc tích hợp cả hai loại.
Chính vì vậy, việc biết cách đổi độ F sang độ C tỏ ra rất hữu ích trong nhiều trường hợp.
Việc chuyển đổi giữa độ Fahrenheit và độ Celsius không còn là thách thức khi bạn biết đến ba cách chúng tôi đã giới thiệu bên trên. Hy vọng bài viết hữu ích và giúp bạn có cái nhìn tổng quát hơn về hai đại lượng này.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1, CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com