Ty ren là chi tiết quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và cơ khí, chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể gây ra khó khăn khi ghép nối các chi tiết và để lại những tổn hại nghiêm trọng. Vì vậy đo lường và kiểm tra đường kính ren là một trong những công đoạn quan trọng để đảm bảo dự án được thi công với loại ren có kích thước phù hợp. Vậy làm thế nào để đo đường kính ty ren chính xác nhất? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
1. Đường kính ren
Để đo đường kính ty ren, ty treo một cách chính xác, trước hết chúng ta cần phân biệt rõ ràng về các loại đường kính của chúng. Có 3 loại đường kính ty ren cần chú ý đó là:
- Đường kính ngoài (D/d): Hay còn gọi là đường kính danh nghĩa, đây là đường kính của mặt trụ đi qua đỉnh ren của ren ngoài hay qua đáy của ren trong. Đường kính ren ngoài là đường kính cơ bản dùng làm căn cứ để tính độ sai lệch thanh ren và được xác định theo chức năng của chi tiết.
- Đường kính trong (D1/d1): Là đường kính mặt trụ đi qua đỉnh ren của ren trong hoặc đáy ren của ren ngoài.
- Đường kính trung bình (D2/d2): Đường kính trung bình của ren là đường kính mặt trụ tưởng tượng đồng trục với ty ren và có đường kính cắt prôfin của ren tại điểm có bề rộng rãnh bằng nửa bước ren. D2 được tính bằng trung bình cộng của đường kính ngoài và đường kính trong.
Cấu tạo ty ren với đường kính ngoài d
Bảng một số kích thước đường kính ty ren theo tiêu chuẩn
>>> Mỗi kích thước ty ren sẽ có đặc điểm về khả năng chịu tải trọng khác nhau, cách tính tải trọng đơn giản và nhanh chóng nhất bạn có thể dành thời gian tìm hiểu tại video:
Cách tính tải trọng của ty ren chính xác nhất
>>> Xem thêm: Nhận biết thanh ty ren chất lượng và kém chất lượng
2. Hướng dẫn cách đo đường kính ty ren chuẩn nhất
2.1. Đo đường kính ty ren bằng Thước kẹp
Thước kẹp là dụng cụ chuyên dụng để đo đường kính của một vật thể nhất định. Tùy vào chức năng mà thước kẹp được phân chia thành nhiều loại khác nhau như thước cơ, thước kẹp điện tử, thước đồng hồ bằng các đơn vị đo lường hệ mm, hệ inch,…
Điểm nổi bật của thước kẹp là cấu tạo với một đầu cố định giúp kẹp lại phần mép của vật thể và đầu còn lại có thể di chuyển theo độ dài của thước, nhờ đó mà kết quả đo lường có độ chính xác cao hơn.
Mô tả cấu tạo thước kẹp đo đường kính ty ren
- Hướng dẫn đo đường kính ty ren ngoài bằng thước kẹp
Đầu tiên ta đặt vật thể vào đầu cố định của thước (mỏ đo ngoài), đẩy con trượt ở phần đầu kẹp còn lại tiến sát chạm vào mép còn lại của thanh ty ren. Tính từ vạch số 0 bên dưới của thước trượt là kết quả đo đường kính ngoài của ty ren. Nếu là thước kẹp điện tử thì kết quả đo sẽ hiển thị ngay trên màn hình điện tử của thước.
Lưu ý trước khi đo đường kính ty ren, thước phải khép kín 2 mỏ kẹp và hiển thị ở số 0. Bên cạnh đó bạn cũng cần lưu ý đơn vị đo đi kèm để tránh nhầm lẫn.
Cách đo đường kính ty ren bằng thước kẹp
- Hướng dẫn đo đường kính ren trong bằng thước kẹp
Đường kính ren trong khác với đo đường kính ren ngoài, vì vậy cần sử dụng mỏ đo trong để đo lường. Thao tác đo cũng tương tự như khi đo đường kính ngoài. Nhưng cần chú ý tới vị trí đặt ty ren, hai mỏ kẹp của thước đo cần nằm phía trong (phần rỗng) của ty ren, tiếp xúc với các đỉnh ren trong.
Cũng cần lưu ý rằng đường kính ren trong được quy định từ đỉnh ren trong này sang đỉnh ren trong tương ứng đối diện. Rất nhiều người đo chỉ quan tâm đến đo đường kính lỗ mà bỏ qua 2 đỉnh ren dẫn đến kết quả đo sai.
- Hướng dẫn đọc kết quả đo trên thước kẹp
Để đọc được kết quả thước đo kẹp ta cần chú ý đến hai thông số trên thước chính và du xích (thước phụ). Trong đó vạch trên du xích có những lưu ý chi tiết dưới đây:
- Vạch trên du xích có 50 vạch, trải dài từ 0 đến 90
- Mỗi vạch trên du xích tương ứng với 0.02 mm. Có những vạch chia khác như 0.1 mm, 0.05 mm hoặc đơn vị là inch
- 50 vạch trên du xích tương ứng với 1 mm trên thước chính (50 vạch x 0.02 = 1 mm)
Đọc kết quả đo đường kính ty ren trên thước kẹp
Ví dụ sau khi đo đường kính ty ren ta có kết quả như hình trên. Nhận thấy vạch 0 trên du xích ở vị trí gần nhất giữa 2 vạch 37 mm và 38 mm trên thước chính. Nếu nhìn sơ qua chưa tính chính xác thì kết quả gần 37.5 mm. Để tính kết quả chính xác, cụ thể như sau:
- Trên du xích ta đếm vạch nào có vị trí trùng/thẳng nhất với vạch trên thước chính thì vạch đó là số lẻ phía sau số nguyên của thước chính. Ví dụ theo hình trên có thể thấy vạch trùng nhất là vạch 23 trên du xích
- Ta lấy số nguyên gần nhất cộng với số vạch trên thước phụ có vị trí thẳng thước chính (trong trường hợp này là 23 vạch) được công thức tính kết quả đo là: 37+(23*0.02)= 37.46 mm. Như vậy trong ví dụ này, đường kính ty ren là 37.46 mm
>>> Xem thêm: So sánh Ty ren M8 - M10 - M12
2.2. Đo đường kính ty ren bằng Panme
Thước Panme là thiết bị đo lường có độ chính xác cao được chuyên dụng tại các xưởng gia công và cơ khí. Có nhiều loại thước ren với tính năng khác nhau như: thước Panme cơ khí, thước Panme điện tử, thước Panme đồng hồ.
Hình ảnh cấu tạo thước Panme
Panme và phụ kiện đi kèm để đo ty ren trong
Panme điện tử ứng dụng đo đường kính ty ren ngoài
- Hướng dẫn đo đường kính ty ren bằng Panme
Phương pháp này cho phép đo đường kính ren trong, đường kính ren ngoài hoặc đường kính ren trung bình bằng cách sử dụng các dạng đầu đo, phụ kiện khác nhau của Panme.
Bước 1: Tay trái cầm thiết bị, tay phải vặn núm vặn cho đến khi đầu đo tiếp xúc với thanh ty ren theo đúng áp lực đo
Bước 2: Giữ cho đường tâm của 2 mỏ đo trùng với kích thước đường kính cần đo
Bước 3:Trường hợp phải lấy ty ren ra khỏi vị trí đo thì vặn đai ốc hãm (cần hãm) để cố định đầu đo động trước khi lấy ra khỏi Panme
Bước 4: Khi đo dựa vào mép thước động ta đọc được số “mm” và nửa “mm” của đường kính ty ren ở trên thước chính.
Bước 5: Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta đọc được phần trăm “mm” trên thước phụ (giá trị mỗi vạch là 0.01 mm)
- Lưu ý khi đo đường kính ty ren bằng Panme
- Lựa chọn các phụ tùng đo và dây đo cần phù hợp bước ren và góc profin của ren
- Dụng cụ hỗ trợ đo, giá đỡ dây đo cần xoay và điều chỉnh dễ dàng theo hướng bước ren
- Sau khi thay thế phụ tùng đo các Panme phải được điều chỉnh phù hợp lại với mẫu đo
- Cách đọc trị số trên thước Panme
Để đọc được kết quả đo đường kính ren, cần chú ý vị trí vạch 0 của du xích ở đâu trên thước chính. Đó là chính là phần nguyên của kích thước đường kính ty ren.
Tiếp theo quan sát vạch nào của du xích trùng với vạch của thước chính, ta được phần lẻ của kích thước theo vạch của du xích. Dựa vào vạch chuẩn trên thước chính ta sẽ đọc được phần trăm "mm".
Cách đọc kết quả đo đường kính ty ren trên thước Panme
Với những hướng dẫn này, chắc hẳn bạn đọc đã nắm được các cách đo đường kính ty ren chuẩn nhất. Hai công cụ là thước kẹp và Panme nếu biết sử dụng sẽ rất hữu ích trong việc đo lường, kiểm tra kích thước các chi tiết kỹ thuật.
Ty ren Thịnh Phát đạt chuẩn TCVN 1916:1995 cam kết đem đến giá trị bền vững cho công trình và dự án của quý khách hàng. Các loại thanh ty ren được sản xuất tại đây đảm bảo chất lượng và kích thước tiêu chuẩn với đường kính ren từ M6, M8, M10, M12, M14,... M27.
Mọi thông tin chi tiết cần được hỗ trợ, khách hàng và đối tác vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây.
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG THỊNH PHÁT
Sản xuất vật tư phụ trợ cơ điện và xây dựng từ năm 2005
Trụ sở chính & Nhà máy 1: Lô 5, Yên Phúc, CCN Biên Giang, Phường Biên Giang, Quận Hà Đông, TP. Hà Nội
Nhà máy 2: Lô CN 3-1 CCN Yên Dương, Ý Yên, Nam Định
CN phía Nam: 300B/2, đường ĐT 743, khu phố 1B, P.An Phú, TP.Thuận An, Bình Dương
Hotline: 0936 014 066
Email: info@thinhphatict.com